Với thành công trong các ca phẫu thuật ghép tạng, các nhà phẫu thuật dường như đi quá xa khi muốn giành lại sự sống của một người sau khi bị hành hình bằng máy chém bằng cách ghép đầu người chết vào cơ thể người…vừa mới chết.

Kỳ 2: Ghép đầu người

Một Thế Giới | 17/02/2015, 05:59

Với thành công trong các ca phẫu thuật ghép tạng, các nhà phẫu thuật dường như đi quá xa khi muốn giành lại sự sống của một người sau khi bị hành hình bằng máy chém bằng cách ghép đầu người chết vào cơ thể người…vừa mới chết.

Từ ca ghép tạng thành công đầu tiên…

Những năm 50 và 60 của thế kỷ 20, y học đạt được nhiều thành tựu đáng nể và ca cấy ghép nội tạng đầu tiên trên cơ thể người đã thành công tháng 12.1954 tại bệnh viện Peter Bent Brigham, Boston, Mỹ.

Tiến sĩ-bác sĩ phẫu thuật Joseph Murray đã tiến hành thành công ca ghép thận cứu sống Richard Herrick 23 tuổi, thời điểm đó sắp chết vì bệnh thận. Quả thận được ghép là quả thận khỏe mạnh từ người em song sinh của Richard, Ronald Herrick. Sau ca phẫu thuật lịch sử ấy, Richard sống thêm được 8 năm còn Ronald thọ tới 80 tuổi. Đến năm 1962, thuốc chống loại thải các cơ quan cấy ghép ra đời, bác sĩ Murray thành công trong việc cấy ghép tạng đầu tiên mà người hiến và người được hiến không phải máu mủ ruột rà.

…đến tham vọng ghép đầu người

Với thành công trong các ca phẫu thuật ghép tạng, các nhà phẫu thuật dường như đi quá xa khi muốn giành lại sự sống của một người sau khi bị hành hình bằng máy chém bằng cách ghép đầu người chết vào cơ thể người…vừa mới chết. Hàng trăm thí nghiệm ghép đầu được tiến hành trên chó, khỉ, mèo, tỉ lệ thành công chỉ là vài ca. Và dù thành công, những thí nghiệm này vẫn làm dấy lên những cuộc tranh luận về đạo đức giữa y học với tôn giáo và pháp lý.

Bất chấp dư luận, năm 1985, Viện nghiên cứu y học ở Kyev đã tiến hành ca ghép đầu học giả xuất sắc Mikhalov đang bị ung thư xương giai đoạn cuối vào cơ thể một tên côn đồ vừa bị hành quyết. Sự kiện này được nhiều tờ báo gọi là hão huyền và điên rồ. Trong khi đó, nhà triết học Liên Xô Piterlov cho rằng “tên tội phạm này tứ chi và cơ thể cường tráng. Giờ ghép đầu một nhà bác học vào cơ thể ấy thì sẽ gây ra nguy hiểm và là một lãng phí rất lớn”. Những người phản bác lại nghĩ ca cấy ghép sẽ giúp cải lão hoàn đồng một nhân tài già nua, đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

Viện khoa học Nga sau này tiết lộ rằng “người mới” đầu Mikhalov thân côn đồ sống được 3 năm và phải uống nhiều thuốc để chống phản ứng loại thải giữa đầu và thân. Nửa năm đầu, “người mới” hoàn toàn mất trí nhớ. Sau đó trí nhớ khôi phục dần và là ký ức của Mikhalov. Nhưng một điều nằm ngoài dự kiến là “người mới” mang cá tính của Mikhalov và cả thói láu cá của kẻ côn đồ.

Ước mơ cấy ghép được đầu người vẫn chưa bao giờ dừng lại. Khoảng giữa năm 2013, giáo sư-bác sĩ giải phẫu thần kinh Ý Sergio Canavero tuyên bố có thể cấy ghép đầu người trong vòng 2 năm tới với chi phí khoảng 13 triệu USD. Theo giáo sư, dự án hoàn toàn có khả năng thực thi vì tiếp nối những kết quả khả quan mà giáo sư Robert J.White (Mỹ) đạt được khi cấy ghép đầu khỉ thành công trong những năm 1970.

Chưa biết tương lai thế nào nhưng tuyên bố trên không khỏi khiến nhiều người rùng mình nhớ lại, giáo sư J.White đã buộc phải “gây chết không đau” cho hai con khỉ được cấy ghép đầu vì hàng loạt biến chứng sau phẫu thuật. Liệu sẽ ra sao khi cấy ghép ở người diễn ra? Nếu đưa ra những băn khoăn về vấn đề y đức thì có thể bị cho là ngăn cản sự phát triển của khoa học và xã hội. Nhưng nếu dự án thành công, sẽ có những chuyện dở khóc dở cười nào trong việc tranh giành “người mới”, trong các vấn đề pháp lý có liên quan. Và dù là trong quá khứ hay hiện tại, câu chuyện cấy ghép đầu người vẫn không khỏi gây tranh cãi. (còn nữa)

Khánh Nguyên (Tổng hợp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu 4 Ủy viên Bộ Chính trị
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 2: Ghép đầu người