Giấc ngủ có thể được xem là kẻ thù tồi tệ nhất của các chiến binh, dù trong các cuộc chiến kéo dài một ngày hay các nhiệm vụ trường kỳ buộc người thực hiện phải di chuyển nửa vòng trái đất. Chính vì thế, nhiều cơ quan quân sự đã thử nghiệm trong nhiều năm hòng sử dụng thuốc hoặc các chất kích thích như amphetamine để điều khiển cơ thể.

Kỳ 1: Chiến binh ko ngủ

Một Thế Giới | 16/02/2015, 12:00

Giấc ngủ có thể được xem là kẻ thù tồi tệ nhất của các chiến binh, dù trong các cuộc chiến kéo dài một ngày hay các nhiệm vụ trường kỳ buộc người thực hiện phải di chuyển nửa vòng trái đất. Chính vì thế, nhiều cơ quan quân sự đã thử nghiệm trong nhiều năm hòng sử dụng thuốc hoặc các chất kích thích như amphetamine để điều khiển cơ thể.

Với khoa học ngày càng hiện đại, con người có thể thực hiện nhiều thứ để thỏa mãn ước mơ và tham vọng. Tuy nhiên, có những thử nghiệm khoa học gần như vượt quá khả năng con người, gây hoang mang và chấn động dư luận.

Đây chẳng phải là tham vọng mới của quân đội Mỹ. Những năm 1950, Lầu Năm Góc đã triển khai dự án “chiến binh không ngủ” nhằm cho ra đời những “siêu chiến binh”. Nội dung của dự án là tạo ra những chiến binh không ngủ cả ngày lẫn đêm trong các trận chiến dài ngày.

Với khoa học ngày càng hiện đại, con người có thể thực hiện nhiều thứ để thỏa mãn ước mơ và tham vọng. Tuy nhiên, có những thử nghiệm khoa học gần như vượt quá khả năng con người, gây hoang mang và chấn động dư luận.

Cơ quan nghiên cứu dự án quốc phòng cao cấp của Mỹ (DARPA) đã thử nghiệm và triển khai loại thuốc modafinil, thường thấy ngoài thị trường với tên Provigil, giúp các chiến binh có thể chiến đấu suốt 40 giờ không ngủ. Modafinil kích thích trung khu thần kinh khiến con người không buồn ngủ và không có biểu hiện mệt mỏi.

Chưa hết, DARPA không ngần ngại bỏ ra khoản tài trợ lớn cho các dự án nghiên cứu biện pháp chống buồn ngủ khác thường, chẳng hạn như dùng điện từ kích thích đại não để loại bỏ cảm giác mỏi mệt.

Không dừng lại ở đó, để tạo ra các chiến binh hoàn hảo, nghĩa là vừa có khả năng tự vệ trong điều kiện môi trường khắc nghiệt và ác liệt, không bị lây bệnh truyền nhiễm, không bị vũ khí sinh học và hóa học tác động, không sợ độ cao, chịu được nhiệt độ cao, Lầu Năm Góc đưa vào thử nghiệm áo giáp cho chiến binh.
chien binh khong ngu
Một trong những tính năng của một chiến binh hoàn hảo là không bị lây bệnh truyền nhiễm, không bị vũ khí hóa học, sinh học tác động. 
Nguồn: Internet. 
Giả thiết thử nghiệm thành công thì các chiến binh sẽ có khả năng bay như chim, lặn sâu như sư tử biển… Nếu chịu khó liên tưởng, có thể nhìn ra những hình mẫu này ở tạo hình các siêu anh hùng trong loạt phim siêu anh hùng của Hollywood.

Dĩ nhiên, thời điểm mà những dự án này được triển khai, tất cả chỉ là mơ ước của Lầu Năm Góc. Kết quả không hoàn hảo như giả thiết đặt ra, các chiến binh được thử nghiệm một số bị bệnh tâm thần, một số stress mức độ cao, một số kiệt sức.

Những năm gần đây, DARPA với biệt danh “nhà khoa học điên rồ” được chính phủ Mỹ tài trợ đều đặn mỗi năm 2 tỉ USD để nghiên cứu và thử nghiệm. Khoảng giữa năm 2012, DARPA đã đưa ra những bộ khung bên ngoài giúp người lính chạy xa hơn, nhanh hơn và có khả năng nâng được khối lượng lớn.

Nhưng đó chỉ là một bước trong việc biến đổi mã gen của người lính để tạo ra những siêu chiến binh có thể mọc lại tứ chi khi bị hỏa lực của kẻ địch tấn công, họ không cần ăn, không cần ngủ mà vẫn chiến đấu được trong thời gian dài nhờ “ngân hàng dự trữ chất béo” trong cơ thể.

Ai cũng biết biến đổi gen từng tạo ra những cá thể động vật và thực vật như mong đợi nhưng cũng gây ra từng ấy những biến chứng khôn lường lâu dài. (còn nữa)

Khánh Nguyên (Tổng hợp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những tiêu chí mới của Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Giải thưởng Tạ Quang Bửu mở rộng việc xem xét, trao giải thưởng cho các nhà khoa học trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học nhân văn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 1: Chiến binh ko ngủ