Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa 3, nguyên Thường trực Quân ủy T.Ư, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân VN kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất T.Ư (hàm bộ trưởng) là 1 trong 4 trung tướng được phong hàm theo sắc lệnh năm 1959 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thế nhưng, phải hơn 8 năm sau khi bao oan trái ập đến với mình, ông mới được minh oan và Bộ Chính trị đã kết luận ông "không liên quan đến nhóm xét lại, chống Đảng" và đ

Kỳ cuối: Bài học từ một vị tướng tài ba, đức độ

CTV bác Xuyên | 13/03/2018, 06:08

Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa 3, nguyên Thường trực Quân ủy T.Ư, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân VN kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất T.Ư (hàm bộ trưởng) là 1 trong 4 trung tướng được phong hàm theo sắc lệnh năm 1959 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thế nhưng, phải hơn 8 năm sau khi bao oan trái ập đến với mình, ông mới được minh oan và Bộ Chính trị đã kết luận ông "không liên quan đến nhóm xét lại, chống Đảng" và đ

Kỳ 1: Được phục hồi, nhưng nỗi oan sau nửa thế kỷ vẫn chưa được giải mã

Kỳ 2: Vị tướng tài ba mắc họa khi đang ở độ tuổi sung sức

Kỳ 3: Những năm tháng đắng cay nhưng không chịu lùi bước...

-Nhà báo Quốc Phong: Thật tiếc cho ông và cho sự nghiệp chung của đất nước khi chúng ta mất đi một vị tướng tài ba, bản lĩnh, kiên cường. Vào đầu cuộc nói chuyện hôm nay, anh có nói về thông điệp mà anh muốn gửi đến mọi người qua câu chuyện đầy bi kịch của vị tướng vì nước quên thân. Anh có thể nói rõ được không?

-Ông Bùi Huy Hùng: Đúng là thế hệ chúng ta, và cả con cháu chúng ta nữa cần được biết về thế hệ ông cha ta đã hy sinh vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước như thế nào. Và đó cũng là lý do chính tôi nhận lời trao đổi về câu chuyện cuộc đời và số phận có phần ly kỳ của tướng Vịnh, về nỗi oan trái mà ông phải chịu đựng và đấu tranh để vượt qua.

Mà hình như nhà báo Quốc Phong cũng từng trải qua bi kịch, “tai nạn nghề nghiệp”? Tôi, một doanh nhân cũng đã nếm trải những đắng cay trong đời nên có thể cảm nhận và hiểu được con người ta sẽ như thế nào khi rơi xuống vực sâu. Tất nhiên, tôi không định so sánh vì cương vị, hoàn cảnh, tính chất “tai nạn” mỗi người hoàn toàn khác nhau.

Phải nói rõ rằng, tôi được gặp và sống bên tướng Vịnh khi ông đã đi qua 2/3 quãng đường dốc cao trong số gần 3.000 ngày chịu đựng oan trái, tự đấu tranh với bản thân để không bị ngã gục và chiến đấu để được minh oan. Có những chuyện tôi được nghe kể lại từ những người gần gũi nhất với ông, có chuyện ông nói với tôi.

Trong cuộc sống chúng ta thường ngưỡng mộ và học theo những người thành đạt trong sự nghiệp chính trị, đạt chức vị cao trong xã hội, những người giàu có, những người tài hoa nổi tiếng... Điều đó cũng dễ hiểu và cũng bình thường.

Với tôi, những người không may gặp họa, kể cả những người bị thất bại trong cuộc đời mà không gục ngã, vượt qua được sự nghiệt ngã của hoàn cảnh, của số phận để tự đứng dậy vươn lên để tiếp tục sống và làm việc, cống hiến… đó là những người giàu ý chí và nghị lực, những người đáng học tập nhất.

Ai có thể biết trước được những gì gọi là họa mà chúng ta có thể gặp phải trên đường đời? Không ai cả! Do vậy, rèn cho mình bản lĩnh, tích lũy năng lượng để có thể đối mặt và vượt qua thử thách, đó mới là điều quan trọng nhất, chủ yếu nhất. Đó là thông điệp tôi muốn gửi đến tất cả.

Cuộc đời của tướng Vịnh trải qua những bi kịch đau đớn. Sau những phản ứng tiêu cực rất con người, đời thường, ông đã bình tâm lại, đối mặt với thực tế cay đắng, tự đứng lên vượt qua hoàn cảnh khó khăn nghiệt ngã, có niềm tin vào lẽ phải, vào con người, vào cuộc sống. Và ta thấy đấy, tuy kết cục chưa trọn vẹn, nhưng ông đã trở về trong sự cảm thông, kính trọng của đồng chí, đồng đội, bè bạn và mọi người. Đúng là "Tướng Vịnh - như anh vẫn sống" (tên một cuốn sách phát hành năm 2003).

-Nếu nói gọn thì theo anh, có thể khái quát điều gì về nhân cách, về một con người đáng kính trọng nhưtướng Nguyễn Văn Vịnh?

-Ông Bùi Huy Hùng: Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, từ khi hoạt động bí mật, bị giam cầm trong các nhà tù Hỏa Lò, Côn Đảo, đến khi làm Chính ủy khu 8, khu 9 thời kháng chiến chống Pháp, rồi giữ nhiều cương vị quan trọng trong quân đội thời chiến tranh chống Mỹ, tướng Vịnh luôn thể hiện mình là người chiến sĩ hết lòng vì dân, vì nước... Theo các nhân chứng (đã viết trong cuốn sách “Tướng Vịnh - như anh vẫn sống”), tướng Vịnh đã có những đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp cách mạng nước ta như tôi đã kể ở trên. Ngoài ra, vào giữa những năm 60, chính ông đã đề xuất với Trung ương chủ trương “vừa đánh vừa đàm” để kết thúc chiến tranh một cách có lợi nhất cho ta, bớt đi đổ máu, hy sinh cho dân tộc, v.v...

Ông Bùi Huy Hùng,là người thân trong gia đình tướng Vịnh. Ông cũng đã từng sống bên ông Vịnh một thời gian

Có một điều khá lý thú trong phong cách làm việc của ông là mỗi khi có ý tưởng mới từ hiểu biết và kinh nghiệm chiến trường của mình, tướng Vịnh thường viết thư gửi trực tiếp cho các vị lãnh đạo cao cấp trình bày quan điểm và kiến nghị của mình. Đôi khi đó là những ý tưởng táo bạo. Suy ngẫm lại, tôi thấy trong hoạt động chính trị, phong cách này thể hiện sự thẳng thắn, tự tin; nhưng việc đưa ra những ý tưởng mới, quan điểm mới theo phong cách này hàm chứa rủi ro đối với sinh mệnh chính trị của ông, dù đó là vì việc chung. Nên nhớ là khi đó, việc tiến hành chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước có những quan điểm khác nhau trong giới lãnh đạo của ta và các nước viện trợ cho ta đánh Mỹ. Có lẽ, trong hồ sơ lưu trữ của Đảng, quân đội, hiện có nhiều tư liệu về hoạt động của ông.

Về con người ông, có thể khát quát hai điều chính:

- Thứ nhất, đấy là người lính hết mực trung thành với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Với niềm đam mê cống hiến cho Tổ quốc, dù ở đâu, trên cương vị nào, ông đã luôn hành động với trách nhiệm cao nhất, thông minh, sáng tạo, có nhiều đóng góp quan trọng, có ý nghĩa thiết thực cho sự nghiệp cách mạng.

- Thứ hai, ông là một con người sống nhân nghĩa, đức độ, yêu thương đồng chí, đồng đội, quê hương, bạn bè, gia đình. Chính tài năng, bản lĩnh, trí tuệ và sự chân thành của ông đã thuyết phục được mọi người thuộc đủ các tầng lớp đến với ông, cùng chia sẻ những nhiệm vụ nặng nề trong thời kỳ khó khăn của đất nước. Và cũng chính những điều đó đã giúp ông vượt qua tai họa khủng khiếp trong cuộc đời.

Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết về ông: “Anh (tướng Vịnh) là một nhà lãnh đạo có đức, có tài, trung thành tận tụy, nhân hậu, nghĩa tình, một vị tướng trí, nhân, nghĩa, tín, liêm, trung”.

Nhà thơ nổi tiếng Đoàn Văn Cừ, bạn học từ thưởnhỏ với tướng Vịnh đã viết hai câu đối, đăng trên báo Nhân Dân xuân Tân Tỵ 2011, sau đó được đưa vào đền thờ các liệt sỹ huyện Nam Trực, Nam Định, quê hương ông:

​​Chí lớn gươm thiêng, đức cả tài cao

​Hiếu tử trung thần thờ nước

​Võ công văn nghiệp, sông dài núi rộng

​Sử vàng bia đá ghi công.

-Hình như anh có nói về hai thông điệp. Vậy thông điệp thứ hai là gì?

-Ông Bùi Huy Hùng: Tôi suy nghĩ nhiều về việc vì sao ở Liên Xô, Trung Quốc và ở Việt Nam ta đã xảy ra những câu chuyện đau lòng trong nội bộ Đảng cầm quyền, những vụ án có tính chất chính trị gây oan trái cho bao nhiêu con người, kể cả đối với cán bộ cấp cao như tướng Vịnhvà cho đến nay, đã nửa thế kỷ trôi qua, hầu như rất ít người biết về số phận cay đắng của ông.

Tôi cho rằng, khi hướng tới mục tiêu dân chủ thực sự, dân chủ trước hết trong Đảng và bảo đảm chế độ dân chủ, công khai, minh bạch trong xã hội thì sẽ bớt đi những quyết định sai lầm, những oan trái...Khi đó trong Đảng và trong xã hội sẽ có sự đồng lòng, sự đoàn kết thống nhất thực sự vì sự phát triển của đất nước.

-Cảm ơn anh nhiều về cuộc trao đổi ý kiến rất thú vị và bổ ích, giúp bạn đọc Motthegioi.vnhiểu thêm về một vị tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam tài ba, một con người hội đủ cả nhân, trí, dũng, liêm, trung...

"Tướng Nguyễn Văn Vịnh cho đến trước ngày được minh oan, phục hồi chức vụ và danh dự (tháng 10.1977) luôn đau đáu với vận mệnh đất nước. Năm 1975, khi quân ta tiến đánh Buôn Ma Thuột mở đầu cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam, tướng Vịnh vẫn trong cảnh" ngồi chơi xơi nước". Vậy mà ông vẫn nhiệt huyết với Đảng và vận mệnh dân tộc.

Ông thường trải tấm bản đồ quân sự miền Nam mà ông còn giữ ngày nào như báu vật lên sàn nhà, cắt bìa các mũi tên ghim vào để theo dõi từng bước tiến công của đồng chí, đồng đội ngoài chiến trường. Ông suy nghĩ rồi tự tìm các phương án tấn công cứ như cái nghiệp đã vận vào ông cả đời ấy. Ông trao đổi cùng những chiến hữu cực thân thiết, vốn rất tin ông và đang đương chức cùng tham khảo quan điểm của mình."

Quốc Phong - Huy Anh (báo Thanh Niên ngày 27.2.2018)

Quốc Phong ( thực hiện )
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ cuối: Bài học từ một vị tướng tài ba, đức độ