Cuộc họp thượng đỉnh 17+1 giữa Trung Quốc với các quốc gia Trung và Đông Âu chuẩn bị diễn ra vào tháng 4 tới. Tổng thống Czech Milos Zeman quyết định không góp mặt.

‘Kỳ trăng mật’ giữa Cộng hòa Czech và Trung Quốc đã kết thúc

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 20/01/2020, 07:44

Cuộc họp thượng đỉnh 17+1 giữa Trung Quốc với các quốc gia Trung và Đông Âu chuẩn bị diễn ra vào tháng 4 tới. Tổng thống Czech Milos Zeman quyết định không góp mặt.

Ông Zeman chỉ trích đối tác châu Á không giữ lời khi đầu tư quá ít vào Czech, nên chỉ cử Phó Thủ tướng Jan Hamacek sang dự cho “đúng mức độ hợp tác”. Tại cuộc họp năm ngoái, nhân vật đại diện chính quyền Prague là Thủ tướng Andrej Babis – ngang hàng với Thủ tướng Lý Khắc Cường về mặt ngoại giao.

Năm nay Trung Quốc đứng ra tổ chức, Chủ tịch Tập Cận Bình giữ vai trò người chủ trì. Như vậy có nghĩa nhân vật đại diện các quốc gia khác tham dự phải là nguyên thủ.

Tổng thống Zeman vốn ủng hộ mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế Czech - Trung Quốc. Ông sang Bắc Kinh năm lần, là lãnh đạo EU duy nhất góp mặt ở lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Quan hệ song phương phát triển kể từ năm 2013 với đỉnh cao là chuyến thăm của Chủ tịch Tập năm 2016 hứa hẹn rót thêm đầu tư. Nhưng kể từ đó hoạt động đầu tư vào Czech cũng như trên khắp Trung và Đông Âu suy yếu dần. Tổng thống Zeman đổi thái độ gọi hiện trạng đầu tư yếu kém là vết nhơ trong quan hệ hai nước.

Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) gặp gỡ Tổng thống Milos Zeman năm 2016 - Ảnh: SCMP

Trợ lý giáo sư Jeremy Garlick thuộc đại học Kinh tế Prague đánh giá: “Tổng thống Zeman cảm thấy những lời hứa không được thực hiện. Vì từng liên lạc cá nhân với Chủ tịch Tập nhân một số dịp nên ông ấy cảm thấy nỗ lực hợp tác với Trung Quốc không được đáp lại”.

Còn theo nhà nghiên cứu Rudolf Furst thuộc đại học Charles, nhà lãnh đạo Prague đã từ bỏ chính sách ủng hộ Trung Quốc chuyển sang chính sách thực dụng hơn.

“Dòng vốn đầu tư Trung Quốc vẫn ở mức thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu kích thích tăng trưởng GDP của Czech”, nhà nghiên cứu Furst lý giải. Ông còn cảnh báo hầu hết quốc gia trong nhóm 17+1 trừ Hungary và Hy Lạp đều bắt đầu nhận ra rằng lời hứa từ chính quyền Bắc Kinh chỉ là ảo tưởng.

Dữ liệu thống kê do tổ chức độc lập Rhodium Group thống kê cho mặc dù tổng vốn đầu tư Trung Quốc vào Czech mặc dù đạt 1,1 tỉeuro (năm 2018) nhưng tăng trưởng rất chậm, thua xa đầu tư Đức đã đạt 22,2 tỉeuro.

Toàn Đông Âu gồm Áo, Bulgaria, Cộng hòa Czech, Hungary, Ba Lan, Romania, Slovakia chỉ nhận 2% tổng vốn đầu tư Trung Quốc vào lục địa già năm 2018. Trong khi đó Đức, Pháp, Anh lần lượt nhận 9%, 12%, 24%.

Nhiều chính trị gia Czech khác cũng muốn áp dụng cách tiếp cận cứng rắn hơn. Thủ tướng Babis lo ngại trước tình trạng thâm hụt thương mại: 9 tháng của năm 2019 nước này xuất 1,8 tỉUSD hàng hóa sang Trung Quốc nhưng lại nhập đến 11,7 tỉUSD hàng hóa. Sau khi Tổng thống Zeman thông báo không dự họp thượng đỉnh, đảng Xanh Czech yêu cầu chính quyền Prague rút khỏi cơ chế 17+1.

Học giả Richard Turcsanyi thuộc đại học Palacky nhận xét: “Về tự nhiên họ chẳng phải đối tác thương mại đầu tư. Hai nước còn là đối thủ cạnh tranh khi đều nỗ lực tăng cấp trên chuỗi giá trị chứ, nền kinh tế không hề bổ sung cho nhau như giới ngoại giao tuyên bố”.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Huawei trỗi dậy, doanh số iPhone ở Trung Quốc quý 1/2024 giảm đến 19%, tệ nhất kể từ năm 2020
Dữ liệu thị trường cho thấy doanh số iPhone ở Trung Quốc đã giảm 19% trong quý 1/2024, thành tích tồi tệ nhất kể từ năm 2020, khi sự thống trị của Apple ở phân khúc cao cấp phải đối mặt với áp lực từ Huawei.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Kỳ trăng mật’ giữa Cộng hòa Czech và Trung Quốc đã kết thúc