Dân gian ta có câu "Đi lễ cả năm không bằng ngày Rằm tháng Bảy" cho thấy mức độ quan trọng của ngày lễ này trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc Nùng tại Văn Quan - Lạng Sơn, dịp lễ này mang một nét độc đáo riêng, khó có thể nhầm lẫn với bất kỳ một nơi nào.

Lạ lùng lễ cúng Rằm tháng 7 của người Nùng ở Lạng Sơn

Dan viet | 04/09/2017, 12:08

Dân gian ta có câu "Đi lễ cả năm không bằng ngày Rằm tháng Bảy" cho thấy mức độ quan trọng của ngày lễ này trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc Nùng tại Văn Quan - Lạng Sơn, dịp lễ này mang một nét độc đáo riêng, khó có thể nhầm lẫn với bất kỳ một nơi nào.

Rằm tháng Bảy (15.7 Âm lịch) được coi là ngày rằm lớn nhất trong năm khi có hai ý nghĩa là ngày Lễ Vu Lan và ngày Tết Trung Nguyên (xá tội vong nhân). Lễ Vu Lan là lễ báo hiếu còn Tết Trung Nguyên là ngày xá tội vong nhân.

Tết Rằm tháng Bảy của người Nùng ở Văn Quan - Lạng Sơn ngoài ý nghĩa thờ cúng tổ tiên, cúng các vong hồn còn là dịp để gia đình, dòng họ sum họp, con cái thể hiện lòng biết ơn, tình cảm và lòng hiếu thuận đối với cha mẹ. Đặc biệt, với những phong tục chỉ có của người Nùng đã tạo nên sự khác biệt thú vị cho ngày lễ tại nơi núi đá cao Xứ Lạng này.

Mâm cơm cúng tổ tiên ngày Rằm tháng Bảycủa đồng bào dân tộc Nùng ở Lạng Sơn đặc trưng bởi món thịt quay mác mật nức tiếng xa gần.

Người Nùng nơi đây có câu: “Bươn Chiêng kin nựa Cáy, bươn Chất kin nựa Pết” (nghĩa là Tết tháng Giêng ăn thịt gà, Tết tháng Bảy ăn thịt vịt). Món ăn này cùng với bánh gai, bún tươi, thịt lợn quay lá mác mật là những món ăn truyền thống không thể thiếu trong Rằm tháng Bảy.

Người phụ nữ trong gia đình người Nùng tại đây tự tay làm bánh gai để dâng lên mâm cúng gia tiên.

Theo phong tục truyền thống của dân tộc Nùng ở Lạng Sơn, tên gọi là Tết Rằm tháng Bảy nhưng thực chất lễ cúng sẽ được tiến hành vào ngày 14.7 âm lịch. Điều đặc biệt ở đây là tất cả nhưng món ăn dâng lên bàn thờ gia tiên trong ngày này đều do các bà, các mẹ tự tay chuẩn bị, nấu nướng.

Trước đó một ngày, các gia đìnhtại đây đã tất bật chuẩn bị các nguyên liệu, nấu những món ăn đặc trưng để cúng bàn thờ gia tiên. Những món ăn không thể thiếu trong bữa cơm Rằm của dân tộc nơi đây đó là thịt lợn quay mác mật, thịt vịt, bún tươi tự làm, và đặc biệt một loại bánh không thể thiếu trong dịp này đó là bánh gai. Những chiếc bánh gai hình vuông, màu đen, hương vị thơm, ngậy, ngọt ngào sẽ được dâng lên tổ tiên.

Mỗi dịp Rằm tháng Bảy hình ảnhcác thanh niên trong gia đình dùng sứcmạnh trai tráng của mình làmra những sợi bún tươi đã không còn quá xa lạ.

Đồng bào người Nùng nơi đây vẫn tự tay làm bún bằng "cái sau" chứ không làm bằng máy như dướixuôi.

Người phụ nữ nhanh tay nhàobột để kịp cho vào "chiếc máy làm bún".

Những sợi bún sẽ đượcđun chín cho đến khi nổi lên sau đó sẽ được vớt ra một chậu nước lạnh.

Người phụ nữ nhanh chóng vớt những sợi bún lên và xếp vào rổ đựng.

Ngoài ra những “bộ đồ giấy” được thiết kế đẹp mắt với nhiều màu sắc sặc sỡ sẽ được “gửi” cho ông bà tổ tiên. Điều này tạo nên nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Nùng nơi đây.

Bà cụ người Nùng đang tất bật chuẩn bị những "bộ quần áo giấy" với nhiều màu sắc sặc sỡ để "gửi" cho ông bà tổ tiên.

Qua thời gian, tục lệ ăn Tết Rằm tháng Bảy của người Nùng ở Lạng Sơn vẫn giữ nguyên được những nét truyền thống từ ngàn xưa. Dù cách làm, phong tục mỗi nơi, mỗi dân tộc khác nhau nhưng tấm lòng hiếu kính với cha mẹ, tổ tiên trong ngày Rằm tháng Bảy đều hàm chứa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Theo Dân Việt
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lạ lùng lễ cúng Rằm tháng 7 của người Nùng ở Lạng Sơn