UBND tỉnh Lai Châu vừa kiến nghị xin xây dựng sân bay nội địa với công suất 0,5 triệu hành khách/năm theo hình thức PPP.

Lai Châu xin làm sân bay hơn 4.300 tỉ đồng

Tuyết Nhung | 13/08/2022, 18:20

UBND tỉnh Lai Châu vừa kiến nghị xin xây dựng sân bay nội địa với công suất 0,5 triệu hành khách/năm theo hình thức PPP.

UBND tỉnh Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư xây dựng Cảng hàng không Lai Châu theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Theo UBND tỉnh Lai Châu, hiện nay đã có một số nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu xây dựng sân bay. Để đảm bảo cơ sở pháp lý, thuận lợi trong quá trình cắm mốc quy hoạch, giải phóng mặt bằng, tỉnh kiến nghị được giao là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án.

Cảng hàng không Lai Châu được Thủ tướng Chính phủ xác định trong Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Trong đó, định hướng đến giai đoạn 2030 là sân bay dân dụng cấp 3C và sân bay quân sự cấp III; công suất 0,5 triệu hành khách/năm và diện tích sử dụng đất là 167 ha. Địa điểm đầu tư tại thị trấn Tân Uyên.

Bộ GTVT cũng đã có Tờ trình 13833 về việc phê duyệt điều chỉnh tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gửi Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, cơ quan này đề nghị Thủ tướng xem xét với các chỉ tiêu định hướng đến giai đoạn 2030, công suất thiết kế của sân bay Lai Châu dự kiến 0,5 triệu hành khách/năm, diện tích đất dự kiến 117,09ha. Ước chi phí đầu tư theo quy hoạch khoảng 4.350 tỉ đồng.

Sân bay Lai Châu đã được xác định trong Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không năm 2018. Cụ thể, đến năm 2030, Lai Châu là sân bay dân dụng cấp 3C và quân sự cấp III; công suất 0,5 triệu hành khách mỗi năm; diện tích đất 167 ha, tại thị trấn Tân Uyên.

Hiện vùng miền núi Tây Bắc có một sân bay Điện Biên. Theo đề xuất quy hoạch của Bộ Giao thông Vận tải, đến năm 2030 khu vực này có 4 sân bay nội địa là Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa (Lào Cai), Nà Sản (Sơn La).

Lai Châu là tỉnh miền núi có 265km đường biên giới giáp Trung Quốc, chưa có đường không và đường thủy, chỉ có đường bộ nối với miền xuôi là quốc lộ 32. Tuyến đường này hay sạt lở vào mùa mưa lũ, gây chia cắt nhiều khu vực.

Bài liên quan
Tai nạn thảm khốc ở Lai Châu: Phát hiện thêm nạn nhân thứ 13 tử vong
Trong quá trình cẩu xe ra khỏi hiện trường, cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu đã phát hiện thêm một thi thể người phụ nữ đã tử vong, nâng tổng số nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn lên con số 13.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lai Châu xin làm sân bay hơn 4.300 tỉ đồng