Theo đại biểu quốc hội Hà Sỹ Đồng, việc Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa đề xuất làm điện hạt nhân sau năm 2040 là có tính khả thi và phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước.

Lại đề xuất thực hiện dự án Điện hạt nhân ở Ninh Thuận

Nam Phong | 27/05/2022, 15:37

Theo đại biểu quốc hội Hà Sỹ Đồng, việc Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa đề xuất làm điện hạt nhân sau năm 2040 là có tính khả thi và phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa có báo cáo giám sát về việc thực hiện nghị quyết số 31/2016/QH14 của Quốc hội về việc dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận giai đoạn 2016-2021.

Trong báo cáo này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề xuất xem xét phát triển điện hạt nhân.

Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội về vấn đề này, đại biểu quốc hội Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cho rằng cần xem xét nhiều yếu tố và phải phù hợp với lộ trình phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050.

Để phù hợp với lộ trình này, theo ông Hà Sỹ Đồng, hiện Việt Nam ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, nhưng các loại năng lượng mới này có vấn đề là giá cao, phải bỏ ra ngân sách rất lớn để đầu tư hệ thống truyền tải.

Còn về điện hạt nhân, Quốc hội khóa 8 đã quyết định dừng thực hiện loại năng lượng này ở Ninh Thuận. Việc này "rất phù hợp, bởi để dồn lực cho các dự án trọng điểm khác, đồng thời phải đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu, không an toàn thì không làm", ông Đồng nói và cho biết gần đây, kiến nghị khởi động lại điện hạt nhân được giới chuyên gia, nhà khoa học nêu tại nhiều diễn đàn về năng lượng.

ha-sy-dong.jpg
Đại biểu quốc hội Hà Sỹ Đồng - Ảnh: Quochoi.vn

Theo ông Hà Sỹ Đồng, việc Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa đề xuất làm điện hạt nhân sau năm 2040, điều này có tính khả thi và phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước.

"Khả thi là bởi nước ta có tốc độ phát triển và nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tốt, học hỏi kinh nghiệm quốc tế từ các quốc gia đầu tư điện hạt nhân. Tôi đồng tình, ủng hộ thực hiện dự án điện hạt nhân sau năm 2040", ông Đồng nói. Theo ông, phải có tính toán về nhu cầu, cũng như địa hình, địa lý, đảm bảo các điều kiện phù hợp về môi trường và an toàn cuộc sống lâu dài cho người dân.

Theo Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, một số nguồn điện như thủy điện, điện than, điện khí, điện mặt trời… còn chưa bảo đảm khả năng phát triển bền vững và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Trong khi đó, điện hạt nhân là nguồn điện ít phát thải khí nhà kính sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

“Để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước, bảo đảm an ninh cho hệ thống điện với nhu cầu đa dạng nguồn phát, đặc biệt là bảo đảm nguồn phát nền cho nguồn điện tái tạo đang bùng nổ trong thời gian gần đây, theo lộ trình giảm phát thải tiến tới đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, điện hạt nhân là vấn đề cần được nghiên cứu, xem xét trong quá trình phát triển ngành năng lượng nước ta giai đoạn tiếp theo”, báo cáo của ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu.

Về việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân đưa vào quy hoạch, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết đây là quá trình lâu dài, cẩn trọng, tuân thủ quy định chặt chẽ và rất tốn kém.

Những địa điểm quy hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 cũng đã trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài, lựa chọn kỹ lưỡng, đáp ứng được các tiêu chí khắt khe của quốc tế, đồng thời nhận được sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương. Hiện nay, dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận mới được dừng thực hiện. Nếu hủy bỏ sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển điện hạt nhân trong tương lai, đồng thời cũng ảnh hưởng đến quan hệ với các nước đối tác.

Do đó, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ xem xét tạm giữ lại quy hoạch đối với các vị trí dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 cho đến khi cấp có thẩm quyền có quyết định chính thức về vấn đề này.

Về năng lực triển khai điện hạt nhân, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng hiện nay Việt Nam đã có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bước đầu điều chỉnh lĩnh vực này; có nguồn nhân lực được đào tạo trong quá trình triển khai dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận. Đồng thời chúng ta đang có quan hệ hợp tác với một số quốc gia, tổ chức quốc tế về năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, có cơ hội đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ, chính xác thực trạng và dự báo cung cầu năng lượng trong thời gian tới; nhanh chóng có đề xuất hợp lý về việc phát triển điện hạt nhân trong tương lai, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bài liên quan
Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lại đề xuất thực hiện dự án Điện hạt nhân ở Ninh Thuận