Theo Proceedings of the National Academy of Sciences, một nhóm nhà nghiên cứu ở Đại học California, Mỹ, đã lai tạo ra muỗi Aedes aegypti biến đổi gien, có khả năng sản xuất ra protein Cas9. Protein này được sử dụng trong hệ thống chỉnh sửa gien CRISPR/Cas9 phổ biến, nhờ đó các nhà khoa học có thể định hướng thay đổi ADN của những con muỗi này.

Lai tạo được những con muỗi có 3 mắt, da vàng và không cánh để chống lại các dịch bệnh nguy hiểm

Vũ Trung Hương | 16/11/2017, 14:28

Theo Proceedings of the National Academy of Sciences, một nhóm nhà nghiên cứu ở Đại học California, Mỹ, đã lai tạo ra muỗi Aedes aegypti biến đổi gien, có khả năng sản xuất ra protein Cas9. Protein này được sử dụng trong hệ thống chỉnh sửa gien CRISPR/Cas9 phổ biến, nhờ đó các nhà khoa học có thể định hướng thay đổi ADN của những con muỗi này.

Để chứng minh tính hiệu quả của phương pháp, họ đang chỉnh sửa các gien liên quan đến sự phát triển của lớp biểu bì, mắt và cánh muỗi và thu được các con muỗi vàng, 3 mắt và không hề có cánh.

Loài muỗi Aedes aegypti, còn gọi là muỗi vằn, có thể mang mầm bệnh không chỉ bệnh sốt vàng da, mà còn lan truyền virus Dengue, Chikungunya, sốt Zika. Khi những con muỗi này nhanh chóng kháng thuốc diệt trùng, các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra phương pháp di truyền để đối phó với chúng.

Những nỗ lực trước đây sử dụng phương pháp chỉnh sửa bộ gien cho mục đích này không đủ hiệu quả do muỗi chỉnh sửa gien không sống lâu và ít hiệu quả trong việc chuyển gien đã chỉnh sửa sang các thế hệ con.

Nhà côn trùng học Omar Akbari và các đồng nghiệp hiện đã thu được những con muỗi biến đổi gien với Cas9 ổn định ngay ở giai đoạn phát triển của ấu trùng. Protein này trong tế bào vi khuẩn được sử dụng để phá hủy ADN ngoại lai, ví dụ như ADN của một virus đã xâm nhập vào vi khuẩn. Nếu trong quá trình phát triển của muỗi, Cas9 được sản xuất liên tục trong các tế bào của muỗi thì có thể dễ dàng tác động đến các gien muỗi. Trong nghiên cứu hiện tại, các tác giả của công trình đã sử dụng Cas9 để phá vỡ các gien kiểm soát sự phát triển của các cơ quan khác nhau trong cơ thể muỗi. Kết quả là họ đã thu được những con muỗi có con mắt thứ ba, gây ra những sự bất thường trong sự phát triển của đôi cánh, màu sắc bất thường của mắt hoặc các phần da của cơ thể muỗi.

Trong tương lai, các nhà khoa học có thể ứng dụng phương pháp tương tự để phá vỡ khả năng sinh sản của muỗi và đó cũng là cách đáng tin cậy nhất để giảm số lượng đàn muỗi gây các bệnh dịch nguy hiểm.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lai tạo được những con muỗi có 3 mắt, da vàng và không cánh để chống lại các dịch bệnh nguy hiểm