Hàng trăm chiếc tàu đã được đóng mới theo nghị định 67 giúp ngư dân vươn khơi bám biển. Tuy nhiên thời gian qua đã xảy ra một số bất cập gây bức xúc trong dư luận. Vậy, làm gì để tàu 67 vươn ra khơi làm giàu, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo?

Làm gì để tàu 67 vươn ra khơi làm giàu?

Lê Đình Dũng | 27/08/2017, 10:55

Hàng trăm chiếc tàu đã được đóng mới theo nghị định 67 giúp ngư dân vươn khơi bám biển. Tuy nhiên thời gian qua đã xảy ra một số bất cập gây bức xúc trong dư luận. Vậy, làm gì để tàu 67 vươn ra khơi làm giàu, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo?

>>Đừng để ngư dân 'cô đơn'

Hội thảo “Sửa đổi Nghị định 67 – Những vấn đề cần đặt ra” do Bộ NN&PTNT, UBND TP.Đà Nẵng và Báo Nông thôn Ngày nay/ báo điện tử Dân Việtphối hợp tổ chức tại Đà Nẵng vào ngày 29.8 với chủ đề chính là đặt ra những vấn đề gì để Nghị định 67 thời gian tới được vận hành trơn tru, xuyên suốt, đi đến từng người dân?

Hội thảo với sự tham dự của Bộ NN&PTNT, Tổng Cục thủy sản, Văn phòng Chính phủ, đại diện lãnh đạo UBND, Sở NN&PTNT, Hội Nông dân, ngư dân… các tỉnh thành duyên hải miền Trung.

Nghị định 67 là nền tảng hỗ trợ tốt cho ngư dân có điều kiện bám biển bảo vệ chủ quyền biển đảo

Ngày 7.7.2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, có 27/28 tỉnh, thành phố ven biển đã phê duyệt danh sách các chủ tàu đủ điều kiện vay vốn để đóng mới, nâng cấp cho 1.948/2.284 tàu, trong đó đóng mới 1.510, đạt 66,11 % (tàu vỏ thép và vật liệu mới là 768 tàu; tàu vỏ gỗ là 742 tàu).

Số tàu cá phân theo nhóm nghề: tàu làm nghề câu 85 chiếc, nghề lưới rê 420 chiếc; nghề lưới vây 427 chiếc; nghề lưới chụp 341 chiếc và tàu dịch vụ hậu cần là 237 chiếc; số tàu nâng cấp 438 tàu.

Đến 31.7.2017, đã có 761 tàu cá đóng mới đi vào hoạt động, trong đó có 301 tàu vỏ thép, 53 tàu composite, 407 tàu vỏ gỗ đóng mới và 105 tàu cá nâng cấp đi vào hoạt động sản xuất.

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, Nghị định 67 đã thực sự đi vào cuộc sống được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ cao, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo ngư dân; góp phần tích cực bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển; đời sống người dân được cải thiện, nhiều mô hình sản xuất trên biển đã hình thành và phát triển.

Dù có ý nghĩa quan trọng, tuy nhiênthời gian qua việc thực hiện Nghị định 67 vẫn còn nhiều thiếu sót

Tuy nhiên, thời gian qua cũng đã xảy ra một số bất cập khiến ngư dân bức xúc như một số đơn vị đóng tàu không đúng thiết kế, có biểu hiện gian dối, vấn đề bảo hiểm tàu cá…

Hiện tại, Bộ NN&PTNT đang khẩn trương xây dựng dự thảo lấy ý kiến về bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định 67 và dự kiến sẽ ban hành vào cuối năm nay, có hiệu lực từ 1.1.2018.

Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm gì để tàu 67 vươn ra khơi làm giàu?