Ngày càng có nhiều trẻ em 8 hoặc 9 tuổi đã xuất hiện các dấu hiệu dậy thì, ngược lại cũng có những trẻ 15 hay 16 tuổi vẫn chưa có biểu hiện dậy thì. Điều này đã trở thành mối lo cho trẻ và cả cha mẹ.

Làm gì khi trẻ dậy thì sớm, dậy thì muộn?

15/08/2014, 15:54

Ngày càng có nhiều trẻ em 8 hoặc 9 tuổi đã xuất hiện các dấu hiệu dậy thì, ngược lại cũng có những trẻ 15 hay 16 tuổi vẫn chưa có biểu hiện dậy thì. Điều này đã trở thành mối lo cho trẻ và cả cha mẹ.

Dậy thì sớm được hiểu là khi các biểu hiện dậy thì xuất hiện ở trẻ trai trước 10 tuổi và ở trẻ gái trước 8 tuổi. Biểu hiện ở trẻ trai là tinh hoàn phát triển về kích thước, mọc lông mu, lông nách, bộ phận sinh dục ngoài tăng kích thước; ở trẻ gái là mọc lông mu sớm, vú phát triển, bộ phận sinh dục ngoài phát triển và xuất hiện kinh nguyệt sớm. Nhưng khi thấy những biểu hiện trên thì trên thực tế, trẻ đã dậy thì sớm trước đó nhiều tháng, thậm chí cả năm. Ngoài những dấu hiệu trên, trẻ còn có những biểu hiện khác như rối loạn tâm tính, đau đầu...

Lam gi khi tre day thi som, day thi muon?

Vì sao trẻ dậy thì sớm?

Sở dĩ trẻ dậy thì sớm là do nguyên nhân từ thần kinh trung ương, u tuyến yên; có tính chất di truyền, nghĩa là trong gia đình có cha hay ông có tiền sử dậy thì sớm thì trẻ cũng dậy thì sớm. Nguyên nhân dậy thì sớm còn có thể do các bệnh u tuyến thượng thận, u buồng trứng, dùng corticoid kéo dài... hoặc ở những trẻ được nhận làm con nuôi. Ngoài những nguyên nhân nói trên còn có những nguyên nhân mắc phải gây ra dậy thì sớm như trẻ bị béo phì do chế độ ăn uống nhiều đạm mỡ, ăn phải thịt có nhiều chất kích thích, nhiễm một số chất như Bisphénol A - có trong nhựa làm núm vú hay bình nhựa đựng sữa cho trẻ em, chất Phtalates có trong hộp nhựa, chai nhựa, túi nhựa đựng thức ăn...

Oestrogen trong các loại thuốc, thực phẩm, chất dưỡng da có thể qua đường ruột, sữa hoặc da, đi vào hệ tuần hoàn hoặc toàn thân của trẻ gây nên những biểu hiện dậy thì sớm. Đây là “chứng dậy thì sớm có nguồn gốc từ bên ngoài”. Nếu không can thiệp thì trẻ sẽ rơi vào tình trạng phát triển sớm và dừng tăng trưởng với hậu quả sẽ lùn ở tuổi trưởng thành.

Làm gì để giúp trẻ bị dậy thì sớm?

Cha mẹ cần phát hiện sớm tình trạng dậy thì sớm ở trẻ để tìm nguyên nhân và can thiệp. Hiện nay, tình trạng dậy thì sớm ở trẻ gái nhiều gấp 5 lần so với trẻ nam. Khi phát hiện trẻ dậy thì, cha mẹ cần đưa con đi khám để bác sĩ sẽ xem lại biểu đồ tăng trưởng của trẻ và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán các nguyên nhân có thể gây ra dậy thì sớm. Các kỹ thuật chẩn đoán như chụp X-quang xương cổ tay, bàn tay, khuỷu tay để chẩn đoán tuổi xương; đo nồng độ hoóc-môn trong máu và trong nước tiểu; chụp cộng hưởng từ để khảo sát tuyến yên; siêu âm tử cung và buồng trứng ở trẻ gái...

Khi chẩn đoán được nguyên nhân gây dậy thì sớm, bác sĩ sẽ có điều trị thích hợp. Chẳng hạn dùng thuốc ức chế sự tiết ra GnRH quá sớm để ức chế sự phát dục của noãn bào và sự tiết ra testosteron. Phương pháp này ức chế sự hoàn thiện quá sớm của xương, có tác dụng cải thiện chiều cao cơ thể do ức chế sự tăng trưởng hoóc-môn giới tính.

Cha mẹ cũng cần nói cho trẻ hiểu chuyện gì sẽ xảy ra trong cơ thể trẻ, nên giải thích để trẻ yên tâm và dạy trẻ cách tự chăm sóc cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục. Cha mẹ nên đề ra một số tình huống khi trẻ có biểu hiện lo lắng, buồn phiền, bị bạn bè trêu chọc hay mệt mỏi khi có kinh nguyệt để trẻ có sự chuẩn bị về tâm lý và tự tin xử lý các tình huống. Cần tránh cho trẻ bị sốc khi nhận ra sự khác biệt của mình với bạn bè cùng tuổi. Trong việc chăm sóc con cái, cha mẹ cần tránh những nguyên nhân gây ra dậy thì sớm nói trên.
Lam gi khi tre day thi som, day thi muon?

Thế nào là dậy thì muộn?

Dậy thì muộn được hiểu là ở trẻ gái trên 13-14 tuổi và ở trẻ trai trên 15-16 tuổi vẫn chưa xuất hiện những biểu hiện của dậy thì. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ dậy thì muộn: do di truyền, nếu trong gia đình có cha hay mẹ dậy thì muộn thì trẻ cũng dễ bị dậy thì muộn. Do chế độ ăn uống không hợp lý: trẻ bị thiếu ăn hoặc ăn thiếu chất làm cho bị suy dinh dưỡng kéo dài. Do trẻ bị bệnh mạn tính như: đái tháo đường, hen suyễn, bệnh thận... Do bệnh ở tuyến yên hay tuyến giáp là các tuyến sản xuất hoóc-môn quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể.

Số ít trẻ bị dậy thì muộn do rối loạn nhiễm sắc thể trong hội chứng Turner ở trẻ gái, hội chứng Klinefelter ở trẻ trai (có thêm 1 nhiễm sắc thể X (XXY thay vì XY). Cha mẹ khi phát hiện con bị dậy thì muộn, cần phải đưa trẻ đi khám và điều trị.

Để nắm được sự tăng trưởng và phát triển của con, cha mẹ cần theo dõi sát biểu đồ tăng trưởng và thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ để đảm bảo trẻ phát triển bình thường và phát hiện sớm những biểu hiện bất thường. Muốn thế, nên khám và theo dõi sự tăng trưởng cho con như sau: trẻ từ 1- dưới 2 tuổi, 1 tháng khám 1 lần; trẻ 2 tuổi đến dưới 3 tuổi, 2 tháng khám 1 lần; trẻ 3 tuổi đến dưới 4 tuổi, 3 tháng khám 1 lần; trẻ từ 4 tuổi trở lên khám 6 tháng 1 lần.

BS. La Thị Nhung – Theo SKĐS

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
11 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm gì khi trẻ dậy thì sớm, dậy thì muộn?