Thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước đang tăng cường thực hiện hút ròng tiền về nhằm kiểm soát cung tiền trong bối cảnh lạm phát đang dần tăng cao trở lại.

Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước hút ròng 86.000 tỉ đồng

19/02/2020, 14:50

Thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước đang tăng cường thực hiện hút ròng tiền về nhằm kiểm soát cung tiền trong bối cảnh lạm phát đang dần tăng cao trở lại.

Ngân hàng Nhà nước đang tăng cường kiểm soát cung tiền - Ảnh: Internet

Lạm phát tăng trở lại

Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tuần qua từ ngày 10.2 - 14.2, Ngân hàng Nhà nước thực hiện hút ròng 25.000 tỉ đồng qua thị trường mở (OMO). Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành mới 25.000 tỉ đồng tín phiếu mới (kỳ hạn 91 ngày với mức lãi suất duy trì ở mức 2,65%) và không có lượng tín phiếu đáo hạn nào.

Trên kênh OMO, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục không thực hiện hoạt động phát hành mới nào và không có lượng đáo hạn nào. Như vậy, lượng tín phiếu đang lưu hành hiện đã tăng lên mức 86.000 tỉ đồng.

“Theo chúng tôi, việc Ngân hàng Nhà nước tăng cường thực hiện hút ròng tiền về thời gian gần đây là nhằm mục đích kiểm soát cung tiền trong bối cảnh lạm phát đang dần tăng cao trở lại”, BVSC nhận định.

Nhận định về lạm phát tháng 2.2020, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cũng ước tính, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 sẽ đạt mức tăng 5,11% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn lạm phát bình quân ước đạt 5,77%; lạm phát cơ bản bình quân ước đạt 2,96%.

“Chúng tôi điều chỉnh giảm mức dự báo cho chỉ số CPI tháng 2 xuống còn bình quân khoảng 5,77% so với cùng kỳ do giá các nhóm hàng trong rổ hàng hóa đều có xu hướng giảm mạnh dưới tác động của dịch Covid-19. Lạm phát cơ bản bình quân nhờ đó cũng sẽ hạ nhiệt tương đối xuống còn khoảng 2,96% so với cùng kỳ.

Cả lạm phát và lạm phát cơ bản bình quân ít nhất trong quý 1/2020 đều ở mức cao so với kế hoạch đặt ra đầu năm của Chính phủ. Do vậy, dư địa để Ngân hàng Nhà nước có thể nới lỏng chính sách tiền tệ trong ngắn hạn vẫn rất hạn chế. Đây là cơ sở chính để chúng tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ không có động thái nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ trong quý 1/2020 để hỗ trợ tăng trưởng như các ngân hàng trung ương khác trong khu vực.

Bước sang quý 2/2020, mức tăng CPI bình quân dự báo sẽ dần hạ nhiệt do mức nền cùng kỳ 2019 bắt đầu chịu ảnh hưởng của giá thịt heo cao. Do đó, chúng tôi duy trì dự báo CPI bình quân năm 2020 ở mức 3,7%”, KBSV đánh giá.

Lãi suất liên ngân hàng tiếp tục giảm

Về mặt bằng lãi suất, BVSC cho biết lãi suất liên ngân hàng trong tuần giảm nhẹ ở cả 3 kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần. Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần giảm lần lượt 0,3%; 0,2% và 0,3% xuống mức 2%/năm; 2,3%/năm và 2,32%/năm.

BVSC nhận định trạng thái dư thừa thanh khoản tiếp tục khiến lãi suất liên ngân hàng giảm sâu. Với diễn biến này, Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ tiếp tục hút ròng trên thị trường mở trong các tuần tới.

Tuần qua, tỷ giá trung tâm tăng 14 đồng lên mức 23.215 đồng/USD, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại cũng tăng 13 đồng lên mức 23.245 đồng/USD. Đồng USD tiếp tục tăng giá mạnh trên thế giới gây áp lực lên tỷ giá USD/VND.

BVSC dự báo diễn biến dịch bệnh có thể sẽ khiến tỷ giá tiếp tục tăng, tuy nhiên áp lực mất giá mạnh của VND trong cả năm 2020 sẽ không quá lớn, tối đa chỉ khoảng 2-3%. Trong khi đó, đồng USD tiếp tục đà tăng giá mạnh trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang khiến rủi ro toàn cầu tăng lên.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước hút ròng 86.000 tỉ đồng