Lần đầu tiên, theo luật Bảo vệ môi trường 2014, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng dân cư có thể tham gia phản biện và giám sát trong lĩnh vực bảo vệ môi trường...

Lần đầu tiên các tổ chức xã hội và cộng đồng “có quyền” bảo vệ môi trường

Một Thế Giới | 26/09/2014, 13:52

Lần đầu tiên, theo luật Bảo vệ môi trường 2014, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng dân cư có thể tham gia phản biện và giám sát trong lĩnh vực bảo vệ môi trường...

Theo đó, các chủ thể này được tham vấn ý kiến trong quá trình xây dựng các Quy hoạch môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và một số nội dung khác. 

Luật Bảo vệ môi trường 2014 gồm 20 chương và 170 điều – tăng 5 chương và 34 điều so với Luật năm 2005.  

Luật Bảo vệ môi trường được xây dựng nhằm cụ thể hóa quy định quyền, nghĩa vụ của người dân theo Điều 43 Hiến pháp 2013 “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”.

L.Quỳnh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chính phủ thông qua đề nghị sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 17.5.2024 thống nhất thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 252 Luật Đất đai như đề nghị của Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lần đầu tiên các tổ chức xã hội và cộng đồng “có quyền” bảo vệ môi trường