Một nhà vi rút học hàng đầu của Trung Quốc vừa đưa ra cảnh báo về nguy cơ sụp đổ kinh tế nếu các quan chức địa phương tiếp tục tìm cách quét sạch cho bằng được mọi dấu vết COVID-19. Đây là sự chỉ trích mạnh mẽ nhất từ một trong các chuyên gia của nước này đối với cách tiếp cận được gọi là Zero-COVID.

Lần đầu tiên một chuyên gia về vi rút của Trung Quốc chỉ trích gay gắt chính sách Zero COVID của nước này

Quỳnh Yên | 11/11/2021, 11:35

Một nhà vi rút học hàng đầu của Trung Quốc vừa đưa ra cảnh báo về nguy cơ sụp đổ kinh tế nếu các quan chức địa phương tiếp tục tìm cách quét sạch cho bằng được mọi dấu vết COVID-19. Đây là sự chỉ trích mạnh mẽ nhất từ một trong các chuyên gia của nước này đối với cách tiếp cận được gọi là Zero-COVID.

Guan Yi, nhà vi rút học tại Đại học Hồng Kông, đã chỉ trích nỗ lực của Trung Quốc nhằm loại bỏ các đợt bùng phát vi rút thông qua việc xét nghiệm hàng loạt trên diện rộng và cách ly thời gian dài. Theo Blooberg.com, trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình vệ tinh Phương Hoàng ở Hồng Kông, ông đã kêu gọi kiểm tra thực tế xem chiến dịch tiêm vắc xin rộng rãi đã giúp đất nước đông dân nhất thế giới này đạt được miễn dịch như thế nào.

Guan, người được truyền thông Trung Quốc đặt cho biệt danh “người săn vi rút” vì công trình nghiên cứu xác định nguồn gốc từ động vật của các vi rút corona gây bệnh SARS và MERS, nói: “Sẽ không có cơ may nào nếu chúng ta tiếp tục mục tiêu Zero-COVID. Con vi rút này có mặt ở đây, hôm nay, cũng như bệnh cúm. Thích hay không thì đó là một thực tế”.

Guan cho rằng điểm mấu chốt đối với khả năng từ bỏ chiến lược Zero-COVID là hiệu quả của vắc xin và cái giá của việc kiểm soát con vi rút. Trung Quốc cần phải biết chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng mang lại cho dân chúng mức độ bảo vệ ra sao.

Ông nói: “Đừng xét nghiệm mọi người, mọi lúc. Quan trong là xét nghiệm kháng thể. Mỗi người phải được biết mức độ miễn dịch của mình”.

Những bình luận của Guan là một sự chỉ trích hiếm hoi của một nhân vật tầm cỡ từ bên trong tầng lớp ưu tú của nước này đối với việc theo đuổi dai dẳng chính sách Zero-COVID mà một số nước khác như Singapore và Úc cũng từng theo đuổi nhưng cuối cùng đã từ bỏ khi biến chủng Delta với khả năng lây lan mạnh hơn nhiều khiến cho việc duy trì chính sách đó là không thể. Sự chỉ trích của Guan xảy đến tiếp theo sau sự cầu xin hỗ trợ gây xúc động của một cựu phó thị trưởng thị trấn biên giới Ruili ở tây nam Trung Quốc, nơi mà các đợt phong tỏa liên tiếp sau khi dịch COVID-19 lan từ Myanmar sang đã đe dọa đời sống của người dân và khiến cho các quan chức địa phương bị kiệt sức.

Các quan chức Trung Quốc nói rằng họ vẫn xem việc đè bẹp các đợt bùng phát dịch trong nước bằng những biện pháp kiềm chế chặt chẽ là giải pháp tốt cho sự an toàn của người dân và sức khỏe của nền kinh tế hơn là mở cửa lại biên giới và nới lỏng các hạn chế. Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp kiềm chế gắt gao ít nhất qua mùa xuân, do dịch bùng phát ở bên ngoài biên giới.

Cùng với đó là tăng cường tiêm vắc xin. Hơn 75% dân số đã được tiêm phòng đầy đủ và nhà chức trách đang triển khai tiêm mũi tăng cường cho tất cả những người trưởng thành. Bây giờ trẻ em từ ba tuổi đã có thể được miễn dịch.

Tuy vậy, Guan đặt câu hỏi về tác động của việc tiêm chủng ở Trung Quốc khi các chính quyền địa phương không nới lỏng các biện pháp kiểm soát như cách ly và đo nhiệt độ. Trong khi trong cả nước ở đâu cũng đo nhiệt độ, nhà vi rút học cho rằng đó là biện pháp bảo vệ “tụt hậu” vì những người nhiễm có thể làm lây lan vi rút mà không hề cho thấy triệu chứng nào.

“Đừng đổ cho con vi rút giỏi lẩn tránh. Vấn đề là chúng ta cho rằng mình thông minh hơn thực tế”, Guan nói.

Ông cho rằng Trung Quốc cần có sự hiểu biết rõ ràng hơn về việc các vắc xin chế tạo trong nước chống lại được các biến chủng mới của vi rút như thế nào. Nó sẽ “đá văng những vắc xin đã trở nên vô hiệu quả”, ông nói.

Các vắc xin hàng đầu của Trung Quốc, như Sinopharm và Sinovac, sử dụng công nghệ vắc xin truyền thống. Trong khi các thử nghiệm lâm sàng cho thấy chúng hiệu quả trong việc ngăn ngừa các ca nhiễm nặng, ca nhập viện và tử vong thì chúng ít hiệu quả hơn vắc xin mRNA của phương Tây trong việc ngăn lây nhiễm và làm giảm tổng số các ca.

Guan nói: “Thông qua so sánh có thể nói cái gì tốt, cái gì xấu. Nếu chúng ta không nhìn nhận yếu kém của mình, chúng ta thiếu động lực để đạt tiến bộ”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
30 phút trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lần đầu tiên một chuyên gia về vi rút của Trung Quốc chỉ trích gay gắt chính sách Zero COVID của nước này