Báo cáo mới nhất của chính quyền huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đến ngày 29.8 cho thấy, con số thiệt mạng, mất tích trong vụ sạt lở bãi vàng Mà Sa Phìn đã tăng lên 11. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa là cuối cùng...

Lào Cai công bố thông tin theo kiểu 'nước tới đâu, be bờ tới đó'

Nam Phong | 29/08/2016, 15:03

Báo cáo mới nhất của chính quyền huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đến ngày 29.8 cho thấy, con số thiệt mạng, mất tích trong vụ sạt lở bãi vàng Mà Sa Phìn đã tăng lên 11. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa là cuối cùng...

>>Những điều gì còn ẩn giấu ở bãi vàng Mà Sa Phìn?

>>Mà Sa Phìn- vàng và máu ở độ cao 1.800 m

>>Chủ tịch tỉnh Lào Cai nói gì về vụ sạt lở bãi vàng Mà Sa Phìn?

>>Lời hẹn của phu vàng trẻ với cha mãi nằm lại bãi vàng Mà Sa Phìn

>>Tường trình từ bãi vàng oan nghiệt ở Lào Cai

>>Hiện trường vụ sạt lở bãi vàng ở Lào Cai: Hoang tàn chứa đầy oan khuất

>>Vụ sạt lở bãi vàng ở Lào Cai: Chính quyền sở tại thờ ơ?

Thừa nhận 11người chết và mất tích

Liên quan tới số người thiệt mạng, mất tích trong trận sạt lở đất tại bãi vàng Mà Sa Phìn (xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai). Dường như, chính quyền sở tại đang cung cấp thông tin kiểu đối phó, “nước tới đâu, be bờ tới đó".

Trao đổi qua điện thoại với PV Báo điện tử Một Thế Giới cách đây ít phút, ông Hoàng Xuân Phủ - Chủ tịch UBND xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn xác nhận, cho tới thời điểm hiện tại, đã xác nhận được 9 người tử vong và 2 người còn mất tích.

Bãi vàng Mà Sa Phìn có tới 46 điểm sạt lở đất đá, vùi lấp ít nhất 13 mạng phu vàng, bưởng vàng.

Cụ thể, các nạn nhân được xác định gồm: Trương Văn Nhất (sinh năm 1996), Triệu Văn Bách (sinh năm 1982), đều trú tại thôn Cam 1, xã Cam Cọn, Bảo Yên; Bàn Văn Nhung (sinh năm 1996), Bàn Văn Lợi (sinh năm 1999), Bàn Văn Ngân (sinh năm 1999) cả ba đều trú tại thôn Ca 3, xã Cam Cọn, Bảo Yên; Hoàng Văn Từ (40 tuổi) nhà ở xóm Làng Áng, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên; Nông Văn Ngao (1965, quê Ngân Sơn, Bắc Cạn); Phạm Văn Tự (39 tuổi, ở xã Mỹ Tâm, H.Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa); Phạm Văn Thực (quê Bảo Thắng, Lào Cai).

Hai người mất tích được xác định gồmLục Thị Chiến (vợ ông Ngao); Nguyễn Văn Huynh, quê Thái Nguyên (Huynh được chúng tôi phản ánh là con rể của bưởng vàng Minh sẹo trong bài Mà Sa Phìn- vàng và máu ở độ cao 1.800 m).

Ông Phạm Văn Hoàng trước đó một mực khẳng định công ty mình chỉ có 2 người chết và 4 người bị thương.

Tất thảy các nạn nhân nói trên đều được ông Phạm Văn Hoàng- Giám đốc điều hành chi nhánh Công ty cổ phần Nhẫn tại Lào Cai xác nhận đó là người của công ty mình. Dù trước đó, ông Hoàngmột mực khẳng định công ty ông chỉ có 2 nạn nhân tử vong và 4 người bị thương.

Tuy nhiên, điều đáng nói là tất thảy danh tính những nạn nhân (ngoại trừ Hoàng Văn Từ và Phạm Văn Tự được công bố từ đầu) đều được phóng viên phản ánh, sau đó các cơ quan chức năng của Lào Cai mới vào cuộc xác minh và thừa nhận. Cơ quan chức năng xác minh nhưng cũng không xác minh rõ được cụ thể quê quán.

Thực tế thì, con số đó vẫn là chưa đủ, bởi quá trình tìm hiểu và xác minh của PV thì còn ít nhất 2 nạn nhân là: Phạm Văn Chức (19 tuổi, quê Thanh Hóa) và Hoàng Văn Hưng (28 tuổi, quê Bắc Cạn) đã tử vong trong trận lũ lịch sử tối 19.8 tại bãi vàng Mà Sa Phìn (chúng tôi xin không đưa địa chỉ cụ thể, bởi trước đó chúng tôi cũng không đưa cụ thể thì cơ quan chức năng cũng chỉ xác nhận thông tin nạn nhân như những gì đã phản ánh).

Tiền lệ “ém thông tin"

Nạn nhân Phạm Văn Chức được chúng tôi xác minh từ chính cha ruột của anh là ông Phạm Văn Liên lặn lội từ Thanh Hóara tìm xác con nhưng không thấy. Còn nạn nhân Hoàng Văn Hưng được chính vợ của anh phản ánh, thi thể anh Hưng đã được một nhóm người đưa về gia đình, kèm theo 20 triệu đồng tiền mai táng.

Ông Phạm Văn Liên thẫn thờ vì không tìm thấy xác con trai mình là Phạm Văn Chức sau 3 ngày tìm kiếmtại bãi vàng Mà Sa Phìn

Như đã phản ánh, tại cuộc họp sau chuyến thị sát Mà Sa Phìn, ông Đặng Xuân Phong - Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nhấn mạnh: Quan điểm của tỉnh là không né tránh, không che giấu thông tin mà sẽ thông tin chính xác, khách quan về số người thiệt mạng.

Ông Phong nhấn mạnh: “Quan điểm của tình Lào Cai là không né tránh, không che giấu thông tin, thông tin chính xác, khách quan về số người thiệt mạng. Tuy nhiên, việc công khai thì phải chờ các cơ quan chức năng xác định rõ danh tính, địa chỉ. Mạng người chứ không thể đùa được, không thể giấu được”.

Mặc dù, ông Phong yêu cầu các cơ quan chức năng cần lưu ý thông tin mà báo chí phản ánh về con số thương vong. Yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh nhanh chóng xác minh lại vềsố người thiệt mạng và công bố, báo cáo, sớm thông tin cho các cơ quan báo chí; đề nghị các cơ quan tỉnh, huyện, phối hợp với Công ty cổ phần Nhẫn Lào Cai động viên, thăm hỏi hỗ trợ các gia đình có người chết, mất tích; thành lập ngay đường dây nóng để tiếp nhận thông tin về các nạn nhân mất tích. Đồng thời, hỗ trợ tối đa cho các gia đình nạn nhân đi tìm kiếm.

Chỉ đạo của vị Chủ tịch tỉnh Lào Cai rõ ràng là thế, nhưng các nạn nhân vẫn chỉ được công bố như những gì báo chí phản ánh.

Ông Phong yêu cầu phải xác minh rõ ràng tên tuổi, địa chỉ của các nạn nhân. Nhưng việc này không được thực hiện.

Đây không phải là lần đầu tiên có việc ém nhẹm thông tin, che giấu sự thật khi xảy ra sạt lở đất đá tại các bãi vàng ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Trước đó, vào năm 2013, cũng chính tại huyện Văn Bàn, các cơ quan chức năng thuộc tỉnh Lào Cai đã từng “giấu” số người thiệt mạng trong một vụ sạt lở tại bãi vàng thuộc địa phận xã Minh Lương (huyện Văn Bàn). Cụ thể, vào đêm 4.9.2013, tại khu vực khai thác vàng xã Minh Lương đã xảy ra sạt lở khiến nhiều người bị vùi lấp trong đất đá. Các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai báo cáo “2 người chết, 7 người bị thương”....

Phải đến khi có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan báo chí, tỉnh Lào Cai mới thừa nhận số nạn nhân chết trong thảm họa ở Minh Lương là 12 người. Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn còn thông tin trong dư luận, số người chết trong đêm 4.9.2013 còn nhiều hơn con số tỉnh Lào Cai khẳng định.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lào Cai công bố thông tin theo kiểu 'nước tới đâu, be bờ tới đó'