Việc bòn rút sỏi khỏi bờ biển có thể làm xáo trộn quá trình phân loại trầm tích tự nhiên của bãi biển và làm gián đoạn sự cân bằng động tổng thể của khu vực này.
Kiến thức - Học thuật

Lấy sỏi ở bãi biển là “phá hoại môi trường”?

Anh Tú 12:52 26/05/2024

Việc bòn rút sỏi khỏi bờ biển có thể làm xáo trộn quá trình phân loại trầm tích tự nhiên của bãi biển và làm gián đoạn sự cân bằng động tổng thể của khu vực này.

soi(1).jpg
Sỏi biển được nhiều người yêu thích

Hội đồng Cumberland ở phía bắc nước Anh vửa thông báo rằng những ai lấy sỏi từ bãi biển giờ đây sẽ phải đối mặt với mức phạt lên tới 1.000 bảng Anh. Nhiều người cảm thấy khó chịu với thông báo này vì cho rằng lấy một vài viên sỏi từ biển về nhà đâu hại đến ai. Thế nhưng, nghiên cứu cho thấy việc ngăn ngừa xói mòn ven biển là rất quan trọng.

Đối với nhiều người, việc đi biển mang sỏi về nhà là cách lưu giữ kỷ niệm vô hại. Người ta dễ quên rằng cát và sỏi cung cấp môi trường sống quan trọng cho nhiều sinh vật. Sỏi và cát còn có chức năng như con đê tự nhiên bảo vệ cho nhà cửa và cơ sở hạ tầng khỏi sức mạnh của sóng biển.

Nhiều người đi du lịch biển thường thu thập những viên đá có vẻ ngoài kỳ lạ, hoặc thậm chí có thể mang những túi đá cuội từ biển về cho hòn non bộ trong vườn nhà. Những người đam mê sưu tầm còn bị mê hoặc bởi sự đa dạng của các loại sỏi, màu sắc, hình dạng và thậm chí cả hóa thạch được tìm thấy trên bãi biển nhưng ít ai biết được chúng phải trải qua hành trình dài mới có mặt trên bãi biển. Thường thì sỏi ừ các sông băng trong quá khứ bị cuốn trôi ra biển hoặc từ các vách đá bị xói mòn gần đó.

soi-bien.jpg

Tuy nhiên, có một thực tế ít được biết đến là việc mang đi bất kỳ vật liệu nào khỏi bãi biển ở Anh là trái pháp luật. Đó là luật được quy định trong Đạo luật bảo vệ bờ biển năm 1949, hạn chế tổn thất hàng trăm nghìn tấn trầm tích từ các bãi biển do người dân khai thác cát “tự do” trong một thời gian dài để làm vật liệu xây dựng.

Các bãi biển dài đầy sỏi ở Anh cũng được pháp luật bảo vệ về chất lượng môi trường. Hiện hội tự nhiên nước Anh đã coi đó là một phần quan trọng trong môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Còn đối với những người sống gần những bãi biển này, một trong những giá trị chính của đá cuội là giảm xói mòn và lũ lụt ven biển.

Số lượng đá sỏi trên bãi biển là yếu tố quyết định mức độ hiệu quả của việc giảm thiểu cả hai rủi ro. Trên thực tế, càng có nhiều sỏi và trầm tích trên bãi biển thì bãi biển càng có khả năng hấp thụ năng lượng sóng tốt hơn. Việc thất thoát nhiều sỏi, cát hoặc trầm tích khác khiến bãi biển suy giảm khả năng hoạt động như một rào cản tự nhiên đối với lũ lụt và xói mòn.

Số lượng đá sỏi này thường thay đổi trong năm vì bề mặt bãi biển không cố định mà được điều chỉnh bởi cường độ sóng theo mùa. Sỏi được sóng vận chuyển vào và ra khỏi bãi biển, phân lớp các trầm tích khác nhau (chủ yếu do kích thước quyết định) thành các vùng riêng biệt của bãi biển. Những làn sóng mạnh hơn trong các cơn bão mùa đông có thể vận chuyển trầm tích lớn hơn đến bãi biển phía trên và tạo thành một dãy đá cuội dốc được gọi là gờ.

Sống đê trên đỉnh bãi biển thường là lớp phòng vệ tự nhiên đầu tiên giúp con người chống chọi với bão do chúng hấp thụ và tiêu tán năng lượng sóng, đồng thời làm giảm nguy cơ sóng tràn ra ngoài bãi biển dẫn đến gây xói mòn các vách biển hoặc vách đá ở phía sau.

Đúng là một người lấy vài viên sỏi từ bãi biển có thể không ảnh hưởng đáng kể đến bờ biển hoặc số lượng sỏi tổng thể của bãi biển. Thế nhưng, tác động tích lũy của việc nhiều người thi nhau lượm sỏi có thể tạo ra nguy cơ đáng ngại. Việc bòn rút sỏi khỏi bờ biển có thể làm xáo trộn quá trình phân loại trầm tích tự nhiên của bãi biển và làm gián đoạn sự cân bằng động tổng thể của khu vực này.

Do tầm quan trọng của việc giữ lại trầm tích trong hệ thống chống lũ lụt và xói mòn, sỏi đá ven biển chính là chất xúc tác quan trọng để tạo lớp phòng thủ tự nhiên. Hiện các nhà khoa học đang có nghiên cứu để hiểu rõ hơn về cách các bãi biển rải sỏi do hiệu ứng từ sóng và bão. Nghiên cứu này đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của việc rải sỏi nhân tạo trên bãi biển giúp tối ưu việc bảo vệ cộng đồng ven biển khỏi nguy cơ lũ lụt và sạt lở.

Giám sát quá trình vận chuyển trầm tích cũng là chìa khóa để thúc đẩy nghiên cứu này, với các kỹ thuật khoa học dựa trên sự tham gia của cộng đồng và chi phí thấp đang được sử dụng để theo dõi trầm tích sau khi bị xói mòn từ bãi biển.

Trong điều kiện biển đổi khí hậu, đi kèm những rủi ro này được dự đoán là nghiêm trọng và thường xuyên hơn, việc phải giữ lại trầm tích trên các bãi biển là nhu cầu cấp thiết. Điều đó tạo nền móng cho các lợi ích về môi trường sống ở ven biển cũng như gia cố khả năng bảo vệ bờ biển một cách tự nhiên.

Đã đến lúc mọi người cần ý thức không lấy sỏi từ bãi biển một cách vô tri nữa. Có ý thức trong mỗi hành động dù nhỏ đó có thể giúp các bãi biển đóng vai trò hiệu quả trong việc bảo vệ bờ biển của chúng ta.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lấy sỏi ở bãi biển là “phá hoại môi trường”?