Quân Minh không cầm cự nổi trước khí thế đó, trận thế nhanh chóng rối loạn, nối nhau vỡ chạy. Các tướng Minh thúc quân chạy ngược ra sông, nhưng không kịp lên thuyền khi mà mọi ngả đường đều đã do quân Lam Sơn kiểm soát. Quân Minh phần chết trận nơi triền núi, phần bị lùa xuống sông chết. Tình cảnh bi đát của giặc đã được miêu tả lại trong sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: “Thuyền giặc trôi ngổn ngang, xác chết đuối nghẹn tắc khúc sông, khí giới vứt đầy cả rừng núi”.

Lê Lợi dùng kế Điệu hổ ly sơn, xác giặc tắc nghẹn cả sông

16/07/2017, 08:17

Quân Minh không cầm cự nổi trước khí thế đó, trận thế nhanh chóng rối loạn, nối nhau vỡ chạy. Các tướng Minh thúc quân chạy ngược ra sông, nhưng không kịp lên thuyền khi mà mọi ngả đường đều đã do quân Lam Sơn kiểm soát. Quân Minh phần chết trận nơi triền núi, phần bị lùa xuống sông chết. Tình cảnh bi đát của giặc đã được miêu tả lại trong sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: “Thuyền giặc trôi ngổn ngang, xác chết đuối nghẹn tắc khúc sông, khí giới vứt đầy cả rừng núi”.

Quân Minh tháo chạy tìm đường sống (ảnh minh họa)

Kỳ 1: Âm mưu thâm hiểm của nhà Minh sau khi tiêu diệt nhà Hậu Trần

Kỳ 2: Lam Sơn tụ nghĩa, rồng cuộn chờ thời​

Kỳ 3: Lê Lợi cảm khái tiễn anh hùng, Lê Lai cưỡi ngựa thề huyết chiến​

Kỳ 4: Ai Lao viện trợ vũ khí, Lê Lợi hồi sức chống giặc Minh

Kỳ 5: Lê Lợi giăng thiên la địa võng, đại phá 10 vạn quân Minh​

Kỳ 6: Lê Lợi đánh bại tướng Trần Trí, trừng phạt quân Ai Lao​

Kỳ 7: Quân Minh - Ai Lao tạo gọng kìm, Lê Lợi mở con đường máu

Kỳ 8: Nguyễn Trãi vung bút lừa giặc, Lê Lợi mài gươm chờ thời

Kỳ 9: Lê Lợi bất ngờ nam tiến, bắt trọn ổ giặc Minh​

Kỳ 10: Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật, miền Trà Lân trúc chẻ tro bay

Kỳ 11: Lê Lợi: Gươm mài đá, đá núi phải mòn; Voi uống nước, nước sông cũng cạn​

Ba chiến thắng liên tiếp tại xứ Nghệ là Bồ Đằng, Trà Lân, Khả Lưu đã thực sự đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lên một tầm cao mới.Thế nhưng lúc này điểm yếu của quân Lam Sơn là tiềm lực vật chất không thể sánh được với giặc.

Trần Trí sau khi thua ở Khả Lưu thì cho quân lui về phía hạ lưu. Quân Minh hành quân bằng thuyền nên có tốc độ nhanh, chiếm được chỗ núi cao, gấp rút lên núi đắp lũy, cùng với chiến thuyền dàn trận thủy bộ liên hoàn, ngăn chặn đường quân Lam Sơn tiến xuống đồng bằng. Lê Lợi dẫn quân tiến đánh thì giặc đã chiếm trước địa lợi, lũy trại đã vững rồi nên không thể đánh ngay được. Lương thực của quân Minh được đảm bảo nhờ sự chuẩn bị từ trước. Ngược lại, quân Lam Sơn từ Thanh Hóa tiến vào Nghệ An, đã khá xa hậu phương chính. Tuy rằng được nhân dân trong vùng mới tích cực đóng góp, nhưng do quân số dưới trướng Bình Định vương Lê Lợi bấy giờ đã đông mà vùng Tây Nghệ An lại là nơi đồi núi thưa dân, cho nên quân ta dần đến chỗ cạn lương thực.

Được độ mấy ngày, Lê Lợi bàn với chư tướng: “Quân giặc nhiều lương, đắp lũy để làm kế lâu dài. Quân ta ít lương không thể giữ giằng dai được với nó”.(theo Lam Sơn Thực Lục)

Bộ chỉ huy nghĩa quân bèn tính kế nhử Trần Trí dẫn quân khỏi trại để đánh một trận lớn. Quân Lam Sơn theo lệnh Bình Định vương đốt hết doanh trại. Quân ta giả vờ rút đi, nhưng lại ngầm theo đường vòng đi ngược trở lại, đặt mai phục sẵn đón đánh quân Minh. Trần Trí ở trong lũy trại được tin Lê Lợi đốt doanh trại và lui binh, mừng thầm trong bụng. Trí cho rằng quân Lam Sơn đã hết lương thực và buộc phải rút đi như toan tính của hắn, bèn cho quân đuổi theo, muốn thừa thế truy kích quân ta. Tướng giặc tưởng rằng đã nắm được lợi thế, nào ngờ là lại một lần nữa bị quân ta lừa, trúng vào kế “Điệu Hổ Ly Sơn”.

Quân Minh thủy bộ đều tiến gấp, đến gần Bồ Ải thì bắt gặp quân Lam Sơn. Lê Lợi sai quân khinh kỵ đón đánh quân Minh, vờ như là đội quân đi sau chặn hậu. Trần Trí sai quân ứng chiến, đánh nhau một hồi, kỵ binh Lam Sơn quay ngựa rút lui. Trí hăm hở thúc toàn quân đuổi theo, không hay biết mình đã trúng kế hiểm. Đại quân Lam Sơn mai phục dày đặc ở Bồ Ải, chỉ chờ toàn đội hình quân Minh tiến vào, phục binh liền nổi lên tả xung hữu đột. Giữa chốn núi rừng hoang vu, tiếng reo hò của quân Lam Sơn vang lên dậy đất, tiếng chân người ngựa dồn dập, gươm giáo tua tủa lao thẳng vào quân Minh. Hai hổ tướng Lê Sát, Đinh Lễ đánh hăng hái nhất, tranh nhau đi đầu dẫn quân thọc sâu vào hàng ngũ giặc. Các mãnh tướng Phạm Vấn, Lê Bôi, Lưu Nhân Chú, Nguyễn Xí, Lý Triện, Lê Ngân, Lê Khôi… cũng tranh nhau lên trước, cùng quân sĩ từ các hướng đánh tụ lại, quyết tử với giặc, khí thế rất hùng dũng.

Quân Minh không cầm cự nổi trước khí thế đó, trận thế nhanh chóng rối loạn, nối nhau vỡ chạy. Các tướng Minh thúc quân chạy ngược ra sông, nhưng không kịp lên thuyền khi mà mọi ngả đường đều đã do quân Lam Sơn kiểm soát. Quân Minh phần chết trận nơi triền núi, phần bị lùa xuống sông chết. Tình cảnh bi đát của giặc đã được miêu tả lại trong sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: “Thuyền giặc trôi ngổn ngang, xác chết đuối nghẹn tắc khúc sông, khí giới vứt đầy cả rừng núi”. Tướng tiên phong quân Minh là Hoàng Thành bị chém chết tại trận, Đô ty Chu Kiệt bị quân ta bắt sống. Trần Trí, Sơn Thọ thu thập tàn quân chạy thục mạng về thành Nghệ An. Lê Lợi thúc quân truy kích theo sau, đuổi giặc đến 3 ngày liền. Giặc chết rơi rớt dọc đường rút chạy. Trần Trí, Sơn Thọ cùng một số quân tướng nước Minh may mắn rút kịp vào thành, đắp thêm hào lũy cố thủ. Kỵ binh Lam Sơn đuổi sát đến chân thành, lập trại dàn quân vây thành.

Bình Định vương Lê Lợi sau trận đại thắng đã dẫn quân tiến xuống được đồng bằng Nghệ An rộng lớn. Theo sách lược Mưu Phạt Tâm Công (đánh vào lòng người), ngài không vội đốc thúc quân sĩ công phá thành Nghệ An mà chủ trương chia quân đi dụ hàng đồn trại giặc ở các châu huyện, ra sức phủ dụ nhân dân. Bấy giờ, quân tướng Lam Sơn đánh trận lâu ngày nơi rừng núi, đói khát gian khổ đã nhiều. Tướng sĩ có người ba ngày trời chưa được một bữa ăn, thế mà vẫn chẳng mảy may xâm phạm đến tài sản của dân. Bình Định vương đã ra quân lệnh: “Nhân dân ta lâu nay đã khốn khổ về chánh trị bạo tàn của người Minh! Vậy quân sĩ đến châu huyện nào, cũng không được xâm phạm của dân một mảy may. nếu không phải là trâu bò thóc gạo của ngụy quan, thì dù có thiếu thốn cũng không được lấy”. (theo Đại Việt Thông Sử)

Đạo quân nhân nghĩa của Bình Định vương Lê Lợi đã được đền đáp lại xứng đáng. Tại các châu huyện mà quân Lam Sơn đến chiêu dụ, hầu hết quân giặc gồm cả ngụy binh và quân Minh đều mở cửa quy hàng. Tri phủ châu Ngọc Ma là Cầm Quý lại còn dẫn 8.000 quân bản bộ, 10 thớt voi chủ động đến cửa quân ta xin hàng, Lê Lợi thu nhận, phong cho chức Thái úy. Về phía nhân dân trong các vùng mà quân Lam Sơn đi qua, sự chào đón quân ta rất nồng nhiệt. Từ lúc tin tức quân Lam Sơn tiến quân vào Nghệ An, muôn dân đã hết sức ngóng trông. Đến khi quân ta tiến xuống đồng bằng, người già người trẻ từ khắp các thôn làng đều tranh nhau đem thóc gạo, rượu thịt đến khao quân, dù rằng dân chúng đa phần đều nghèo khổ. Già trẻ đều vui mừng bảo nhau: “Không ngờ ngày nay lại được trông thấy uy nghi của nước cũ” (theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư). Bình Định vương Lê Lợi đem chia các tặng phẩm của dân chúng cho tướng sĩ, mọi người lại được no đủ mà càng vững lòng đánh giặc. Trai tráng từ khắp nơi trong xứ đều hăng hái xin gia nhập hàng ngũ nghĩa quân. Lê Lợi kén lấy người khỏe mạnh để dùng.

(còn nữa)

Quốc Huy

10 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ nhất

22 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ hai​

16 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ ba

18 phần về cuộc Bắc phạt thần thánh của Lý Thường Kiệt

33 kỳ cuộc chiến chống ngoại xâm từ nhà Hồ đến nhà Hậu Trần

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lê Lợi dùng kế Điệu hổ ly sơn, xác giặc tắc nghẹn cả sông