Một hồ sơ nghiên cứu được soạn thảo bởi liên minh tình báo Five Eyes (Năm mắt/Ngũ nhãn) gồm Mỹ, Anh, Canada, Úc, New Zealand tuyên bố rằng Trung Quốc đã cố tình che giấu hoặc hủy bằng chứng về sự bùng phát của COVID-19, dẫn đến thiệt hại về người và kinh tế trên toàn thế giới.

Liên minh tình báo 5 nước lộ tài liệu về Trung Quốc liên quan tới COVID-19

02/05/2020, 14:35

Một hồ sơ nghiên cứu được soạn thảo bởi liên minh tình báo Five Eyes (Năm mắt/Ngũ nhãn) gồm Mỹ, Anh, Canada, Úc, New Zealand tuyên bố rằng Trung Quốc đã cố tình che giấu hoặc hủy bằng chứng về sự bùng phát của COVID-19, dẫn đến thiệt hại về người và kinh tế trên toàn thế giới.

Các Bộ trưởng Nội vụ của 5 nước trong liên minh tình báo Five Eyes trong một cuộc họp - Ảnh: The Australian

Liên minh tình báo Five Eyes được hình thành từ một hiệp ước tình báo thời chiến tranh lạnh, được gọi là Thỏa thuận UKUSA. Ban đầu, đây là một thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo giữa Mỹ và Anh nhằm giải mã tình báo của Liên Xô. Đến cuối những năm 1950, Canada, Úc và New Zealand cũng đã gia nhập liên minh này.

Tài liệu dài 15 trang từ các cơ quan tình báo 5 nước nói trên, được tờ Daily Telegraph của Úc công bố với nội dung đề cập những hành động bí mật của Trung Quốc đã dẫn đến một cuộc tấn công vào “sự minh bạch quốc tế".

Hồ sơ tình báo liên quan đến các chủ đề đã được thảo luận trong các báo cáo truyền thông về sự bùng phát của COVID-19, gồm cả sự phủ nhận ban đầu rằng coronavirus có thể lây truyền giữa người, sự im lặng của các bác sĩ từng cố gắng lên tiếng, phá hủy bằng chứng trong các phòng thí nghiệm và từ chối cung cấp các mẫu sống cho các nhà khoa học quốc tế làm việc về vắc xin.

Cụ thể, tài liệu lưu ý rằng Trung Quốc kiểm duyệt tin tức về coronavirus trên các công cụ tìm kiếm bắt đầu từ ngày 31.12 năm ngoái, xóa các thuật ngữ như biến thể SARS, hay chợ hải sản Vũ Hán.

Ba ngày sau, vào ngày 3.1, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đã ra lệnh chuyển các mẫu vi rút đến các cơ sở xét nghiệm được chỉ định hoặc tiêu hủy, đồng thời thực thi "lệnh không công bố" liên quan đến căn bệnh này. Bất chấp bằng chứng lây truyền từ người sang người từ đầu tháng 12, chính quyền Trung Quốc vẫn phủ nhận rằng vi rút không thể lây lan giữa người với người cho đến tận ngày 20.1.

Hồ sơ tình báo trên cũng dẫn những thông tin cáo buộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phản ứng chậm trước COVID-19 dù các quan chức ở Đài Loan và nhiều chuyên gia ở Hồng Kông đã cảnh báo ngay từ ngày 31.12 và đầu tháng 1.

Ngoài ra, trong suốt tháng 2, "Bắc Kinh gây áp lực cho Mỹ, Ý, Ấn Độ, Úc, các nước láng giềng Đông Nam Á cùng một số quốc gia khác không được tự áp đặt các hạn chế đi lại với nước này, ngay cả khi bản thân Trung Quốc đã tự phong tỏa các tỉnh trong nước".

Tài liệu cũng nêu rõ Trung Quốc chặn thành công một báo cáo của các nhà ngoại giao thuộc Liên minh châu Âu (EU) cáo buộc Bắc Kinh đang lan truyền thông tin sai lệch về sự bùng phát của COVID-19.

Tương tự, khi Úc kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về đại dịch, Bắc Kinh cũng đã đe dọa cắt đứt thương mại với Canberra. Trung Quốc cũng đã phản ứng dữ dội với những lời kêu gọi về sự minh bạch của Mỹ.

Theo Daily Telegraph, tình báo Úc tin rằng coronavirus này có khả năng bắt nguồn từ chợ hải sản Vũ Hán và khả năng vi rút “vô tình” bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm chỉ ở mức 5%. Ngược lại, tình báo Mỹ lại tin rằng COVID-19 có khả năng bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán do nỗ lực của Trung Quốc.

Nhiều nguồn tin trước đây đã nói với Fox News rằng một số nhà phân tích tin rằng các tiêu chuẩn an toàn ở phòng thí nghiệm Vũ Hán đã bị coi nhẹ trước khi vi rút bị rò rỉ, khiến Bắc Kinh bắt đầu che đậy. Các nguồn tin cũng tuyên bố WHO đã đồng lõa ngay từ đầu trong việc giúp Trung Quốc che giấu. Tuy nhiên, WHO và Trung Quốc đã bác bỏ mọi cáo buộc và coi đó là hành động ác ý.

Hoàng Vũ (theo Fox News)

Bài liên quan
Huawei trỗi dậy, doanh số iPhone ở Trung Quốc quý 1/2024 giảm đến 19%, tệ nhất kể từ năm 2020
Dữ liệu thị trường cho thấy doanh số iPhone ở Trung Quốc đã giảm 19% trong quý 1/2024, thành tích tồi tệ nhất kể từ năm 2020, khi sự thống trị của Apple ở phân khúc cao cấp phải đối mặt với áp lực từ Huawei.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liên minh tình báo 5 nước lộ tài liệu về Trung Quốc liên quan tới COVID-19