Trong lĩnh vực vận tải, hydro có thể được sử dụng trong các xe điện chạy bằng pin nhiên liệu, chủ yếu để vận chuyển hàng hóa cồng kềnh và vận tải hành khách…

Lộ trình cho phát triển năng lượng hydro tại Việt Nam

Thu Anh | 18/09/2020, 16:55

Trong lĩnh vực vận tải, hydro có thể được sử dụng trong các xe điện chạy bằng pin nhiên liệu, chủ yếu để vận chuyển hàng hóa cồng kềnh và vận tải hành khách…

Tại “Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2020” do Bộ KH-CN và Bộ Công Thương đồng tổ chức vừa qua, theo ông Lê Đình Chiến (Ban Công nghiệp khí và lọc hóa dầu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN), đến năm 2050, hydro có khả năng cung cấp gần 29 EJ (EJ là đơn vị tính, tương đương với 278 tỉ kWh)trong nhu cầu năng lượng toàn cầu, trong đó 2/3 đến từ các nguồn tái tạo.

Trong lĩnh vực vận tải, hydro có thể được sử dụng trong các xe điện chạy bằng pin nhiên liệu, chủ yếu để vận chuyển hàng hóa cồng kềnh và vận tải hành khách, với khoảng 4 EJ mỗi năm vào năm 2050. Trong lĩnh vực nhiên liệu dân dụng, hydro được pha trộn với khí tự nhiên hoặc kết hợp để tạo ra khí metan tổng hợp và được vận chuyển trong mạng lưới khí.

Về công nghệ sản xuất hydro, ông Chiến cho biết công nghệ sản xuất hydro từ điện phân nước đã được thương mại hóa và triển khai ở nhiều nơi trên thế giới. Chi phí sản xuất H2 bằng phương pháp điện phân nước có thể cạnh tranh với phương pháp truyền thống (reforming hơi nước khí tự nhiên) nếu có thể giảm được chi phí đầu tư và giảm giá thành điện đầu vào.

Lấy ví dụ từ trường hợp của Nhà máy Đạm Cà Mau, theo ông Chiến, việc đầu tư sản xuất hydro từ điện phân nước để tăng công suất của nhà máy, hay từng bước bổ sung nguồn khí thiếu hụt trong tương lai, sẽ cần được xem xét, tính toán cụ thể hiệu quả kinh tế mang lại, trên cơ sở đặc thù giá khí và điều kiện tự nhiên của khu vực.

Từ phân tích trên, đại diện PVN kiến nghị cần thiết liên hệ, làm việc trực tiếp với các nhà bản quyền công nghệ (khí hóa plasma, phân tách nhiệt, điện phân nước) để hiểu rõ hơn về tiềm năng phát triển, thương mại hóa của các công nghệ. Cần xem xét xây dựng chương trình nghiên cứu dài hạn về hydro, bao gồm sản xuất, tồn chứa, vận chuyển, phù hợp với định hướng dịch chuyển năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và tại Việt Nam.

Ngoài ra, phía PVN cũng cho rằng cần xem xét và đề xuất với cơ quan chức năng có cơ chế khuyến khích, nhằm mục tiêu cân bằng điện, phát triển hoàn thiện chuỗi giá trị, bao gồm cơ chế cho phép mua bán điện trực tiếp từ nguồn năng lượng tái tạo. Xem xét xây dựng lộ trình cho phát triển “nền kinh tế hydro” tại Việt Nam…

Ảnh: T.A

Chuyển dịch năng lượng theo hướng phát triển bền vững

Đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25.11.2015 phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộngành nghiên cứu đề xuất các khuôn khổ pháp lý, xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo. Cụ thể, từ năm 2011 đến nay, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế bán điện từ các dự án điện năng lượng tái tạo như điện gió, điện sinh khối, điện từ chất thải rắn, điện mặt trời theo Biểu giá bán điện cố định (FIT) trong 20 năm.

Trong giai đoạn vừa qua, khi thị trường điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam còn mới mẻ, chi phí phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo cao hơn so với các nguồn điện truyền thống, để thúc đẩy phát triển thị trường điện năng lượng tái tạo, Việt Nam áp dụng cơ chế hỗ trợ giá điện cố định (FIT) là công cụ chính sách phổ biến được sử dụng bởi hầu hết các nước trên thế giới.

Thông qua chính sách FIT, đại diện Bộ Công Thương cho biết hiện đã có khoảng gần 6.000 MW điện năng lượng tái tạo vào vận hành phát điện, góp phần cung cấp điện kịp thời cho nền kinh tế, giảm lượng điện chạy dầu giá cao và chuyển dịch năng lượng theo hướng phát triển bền vững, giảm phát thải khí nhà kính…

Về mặt công nghệ, Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Văn Tùng nhấn mạnh lĩnh vực năng lượng đã được xác định là một trong các lĩnh vực cần tập trung phát triển từ rất sớm, được cụ thể hóa trong Chiến lược phát triển KH-CN giai đoạn 2011-2020 của Thủ tướng Chính phủ, chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng của Bộ KH-CN…

Tuy nhiên, để có thể lựa chọn, làm chủ cũng như phát triển và nội địa hóa công nghệ/thiết bị trong lĩnh vực năng lượng, Thứ trưởng Bộ KH-CN cho rằng cần có sự đồng bộ của hệ thống chính sách cũng như sự vào cuộc của nhiều bộ ngành, địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Thu Anh
Bài liên quan
Đối thoại DN cấp cao Việt Nam - Nga: Phát triển bền vững thương mại đầu tư, năng lượng
Cuộc đối thoại là cầu nối quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư song phương, mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới trong các lĩnh vực chiến lược và tiềm năng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
7 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lộ trình cho phát triển năng lượng hydro tại Việt Nam