Thời gian qua, nhiều lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỏ ra lo ngại vỡ quỹ bảo hiểm y tế do tình trạng người dân lạm dụng trong việc khám, chữa bệnh để trục lợi bảo hiểm y tế. Thực tế quỹ bảo hiểm y tế hiện nay đang trong tình trạng như thế nào, có bị thâm hụt và đứng trước nguy cơ bị vỡ hay không?

Lo vỡ quỹ, nhưng quỹ bảo hiểm y tế TP.HCM còn dư đến hơn 500 tỉ đồng

Hồ Quang | 26/10/2016, 21:22

Thời gian qua, nhiều lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỏ ra lo ngại vỡ quỹ bảo hiểm y tế do tình trạng người dân lạm dụng trong việc khám, chữa bệnh để trục lợi bảo hiểm y tế. Thực tế quỹ bảo hiểm y tế hiện nay đang trong tình trạng như thế nào, có bị thâm hụt và đứng trước nguy cơ bị vỡ hay không?

Nếu nhìn nhận một cách công bằng trong thời gian qua, ngành bảo hiểm y tế đang đối mặt với nhiều khó khăn như: giá viện phí tăng, bảo hiểm y tế phải chi trả cao;việc liên thông trong khám chữa bệnh khiến cho không ít những người lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế để trục lợi...

Bên cạnh đó, tại các bệnh viện việc quản lý thông tuyến còn nhiều lỏng lẻo. Trong khi đó, các văn bản thực hiện hướng dẫn giá thu theo Thông tư 37 tại nhiều thời điểm khó thực hiện áp giá; khám chữa bệnh bảo hiểm y tế còn nhiều sai sót; tiến độ báo cáo khám chữa bệnh hàng tháng còn chậm...

Nhưng liệu những khó khăn trên có thực sự khiến cho bảo hiểm y tế lâm vào nguy cơ vỡ quỹ hay không?

Trong các địa phương của cả nước, có thể nói TP.HCM là nơi có lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cao nhất. Không chỉ nơi đây có số lượng các cơ sở khám chữa bệnh nhiều mà còn là nơi tiếp nhận một lượng lớn bệnh nhân đến từ các tỉnh miền Tây, Đông Nam bộ và nhiều tỉnh, thành lân cận khác khiến cho các cơ sở khám, chữa bệnh ở TP.HCM luôn trong tình trạng quá tải.

Điều đó cũng có nghĩa số lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ở địa phương này luôn ở mức cao hơn nhiều so với các địa phương khác.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho thấy trong 9 tháng của năm 2016, tổng số lượt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại đây lên đến 10.553 triệu lượt bệnh nhân. Tuy nhiên, đến hết tháng 9.2016, địa phương này vẫn còn kết dư quỹ bảo hiểm y tế lên đến hơn 500 tỉđồng.

Tại Hội nghịSơ kết 9 tháng năm 2016 về công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội TP vào chiều 26.10, đại diện Bảo hiểm xã hội TP cho hay tổng số tiền bảo hiểm y tế thu được tính đến hết tháng 9.2016 của TP là 5.494 tỉđồng nhưng chi cho khám chữa bệnh bảo hiểm y tế chỉ có 4.987tỉđồng. Như vậy, bảo hiểm xã hội TP còn kết dư quỹ bảo hiểm y tế lên đến 507 tỉđồng.

Cũng theo Bảo hiểm xã hội TP.HCM tất cả các khoản chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong 9 tháng của năm 2016 đều tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể là chi phí khám, chữa bệnh cho ngoại trú là 2.828,6 tỉđồng, tăng 45% so với cùng kỳ (tức tăng 878 tỉđồng);chi phí cho khám chữa bệnh nội trú là 3.804,6 tỉđồng, tăng 39,4% (tức tăng 1.075 tỉđồng)...

Với mức chi cho việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong 9 tháng của năm 2016 tăng cao đến như vậy nhưng quỹ bảo hiểm y tế vẫn còn dư đến hơn 500 tỉđồng.

Như vậy có thể thấy ở các năm trước, khi mức chi bảo hiểm y tế cho việc khám, chữa bệnhở mức thấp nên chắc chắn bảo hiểm xã hội TP sẽ còn dư một số tiền bảo hiểm y tế lớn hơn nhiều.

Điều đó cho thấy rằng chưa bao giờ quỹ bảo hiểm y tế bị thâm hụt, thậm chí lúc nào cũng còn dôi dư một khoản khá lớn nên không hề có chuyện nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm y tế.

Vậy tại sao lúc nào Bảo hiểm xã hội cũng rêu rao, quỹ bảo hiểm y tế đang đứng trước nguy cơ vỡ quỹ? Phải chăng những người làm bảo hiểm xã hội đang tự tìm cách “che chắn” cho mình bằng cách “chơi chiêu” để nhận sự hỗ trợ của Nhà nước?

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lo vỡ quỹ, nhưng quỹ bảo hiểm y tế TP.HCM còn dư đến hơn 500 tỉ đồng