Một nhóm nhà khoa học quốc tế do Nicholas R. Casewell ở Trường y học nhiệt đới Liverpool (Anh) và Bryan G. Fry ở Đại học Queensland ( Úc) đứng đầu, đã nghiên cứu nọc độc ở các tuyến hàm dưới của loài cá độc nhiệt đới Meiacanthus, thường sống ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Loài cá Meiacanthus dùng nọc độc để phòng thủ chứ không phải để tấn công

02/04/2017, 20:38

Một nhóm nhà khoa học quốc tế do Nicholas R. Casewell ở Trường y học nhiệt đới Liverpool (Anh) và Bryan G. Fry ở Đại học Queensland ( Úc) đứng đầu, đã nghiên cứu nọc độc ở các tuyến hàm dưới của loài cá độc nhiệt đới Meiacanthus, thường sống ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Một nhóm nhà khoa học quốc tế do Nicholas R. Casewell ở Trường y học nhiệt đới Liverpool (Anh) và Bryan G. Fry ở Đại học Queensland ( Úc) đứng đầu, đã nghiên cứu nọc độc ở các tuyến hàm dưới của loài cá độc nhiệt đới Meiacanthus, thường sống ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Các thử nghiệm đã cho thấy rằng nọc độc của cá không gây cảm giác đau ở chuột trong phòng thí nghiệm. Nhưng nếu tiêm nọc độc của cá dẫn thì lại đến sự sụt giảm mạnh đột ngột huyết áp, giảm gần 40%. Trong tự nhiên, thuộc tính này của chất độc sẽ làm chậm sự di chuyển của các loài cá săn mồi và sẽ tạo cơ hội để bầy cá Meiacanthus có thời gian để trốn thoát. Một số thành phần của nọc độc do những con cá này tiết ra cũng tương tự như nọc độc của bọ cạp và loài ốc nón rất độc ở biển.

Các nhà khoa học cũng tiến hành nghiên cứu di truyền để tìm ra thời điểm loài cá Meiacanthus xuất hiện tuyến độc. Họ đã phân tích ADN của 11 loài cá và phát hiện ra rằng, nếu các loài cá thường là ban đầu có được tuyến độc rồi sau đó mới xuất hiện dạng răng cá thích hợp nhất cho việc tiêm chất độc vào cơ thể đối thủ thì ở loài cá Meiacanthus quá trình đó bị đảo ngược. Lúc đầu, ở cá Meiacanthus xuất hiện những chiếc răng thon dài và sau đó một trong những quần thể cá này mới xuất hiện tuyến độc.

Trong công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology, các tác giả kết luận rằng Meiacanthus là loài cá độc duy nhất nơi chất độc là các phương tiện bảo vệ, chứ không phải để tấn công.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
26 phút trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Loài cá Meiacanthus dùng nọc độc để phòng thủ chứ không phải để tấn công