Theo CNN, luật Sharia do chính phủ Brunei ban hành đã vấp phải sự phản đối, lên án từ các quốc gia phương Tây và hàng loạt người nổi tiếng nhưng lại nhận được sự đồng thuận “ngầm” ở các quốc gia Hồi giáo láng giềng như Malaysia và Indonesia

Luật ném đá tới chết người đồng tính của Brunei sẽ lan rộng ở Đông Nam Á?

Nguyễn Thủy Tiên | 09/04/2019, 07:43

Theo CNN, luật Sharia do chính phủ Brunei ban hành đã vấp phải sự phản đối, lên án từ các quốc gia phương Tây và hàng loạt người nổi tiếng nhưng lại nhận được sự đồng thuận “ngầm” ở các quốc gia Hồi giáo láng giềng như Malaysia và Indonesia

Ngày 3.4 vừa qua, quốc gia nhỏ giàu dầu mỏ Brunei đã ban hành một bộ luật Hồi giáo Sharia gồm nhiều khung hình phạt hà khắc nhưném đá tới chết với những người ngoại tình, quan hệ đồng giới nam và cắt cụt tay, chân đối với tội phạm trộm cắp. Bộ luật mới này đã vấp phải sự lên án quyết liệt từ các quốc gia phương Tây và rất nhiều người nổi tiếng.

Tuy nhiên tại khu vực Đông Nam Á, các nhà lãnh đạo nổi tiếng vẫn chưa có động thái chính thức nào trước những gì đang diễn ra ởBrunei đã dấy lên làn sóng lo ngại về sự trỗi dậy của chủ nghĩa Hồi giáo bảo thủ cũng như gây hậu quả xấu đến các nhóm thiểu số về tình dục và tôn giáo tại đây. Trong những năm gần đây, các nhóm Hồi giáo bảo thủ dần trở thành thế lực hùng mạnh có tầm ảnh hưởng trong khu vực đã thúc đẩy việc tuân thủ chặt chẽ các giá trị Hồi giáo cứng nhắc và đe dọa an ninh các quốc gia.

Tháng 5 năm ngoái, ở tỉnhAceh thuộc Indonesia, hai người đồng tính nam bị bắt khi đang quan hệ tại nhà đã phải nhận hình phạt bị đánh roi ở nơi công cộng. Và vào tháng 3.2019, Bộ trưởng Du lịch, Nghệ thuật và Văn hóa Malaysia đã công bố rằng không có người đồng tính nam ở quốc gia mình.

Chính vì những động thái trên,nhà vận động cho quyền LGBT (đồng tính, song tính & chuyển giới) của Malaysia Thilaga Sulathireh cho biết cộng đồng đồng tính nam đa số đều cảm thấy lo ngại về sự đàn áp này có thể lan rộng kể từ sau khi bộ luật chống LGBT của Brunei ra đời.

Một người đồng tính nam bị đánh roi công khai tại tỉnh Aceh

Sự gia tăng của Chủ nghĩa Hồi giáo Bảo thủ

Brunei chính là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên áp dụng hình phạt tử hình với các phạm nhân bị kết án ngoại tình hoặc quan hệ đồng tính nam nhưng các nước láng giềng Malaysia hay Indonesia đã tuân thủ nghiêm ngặt luật Hồi giáo trong nhiều năm qua. Malaysia thì thực thi hệ thống luật pháp có sự pha trộn giữa thế tục và tôn giáo, với một số vùng tuân theo luật Sharia bằng cách trừng phạt những hành vi mà luật hình sự cho là “trái với tự nhiên” như quan hệ đồng giới bằng cách đánh roi hoặc phạt tiền. Trong khi đó một tỉnh theo Hồi giáo bảo thủ ở Tây Bắc Indonesia Aceh đã có lịch sử ban hành đạo luật Sharia và là vùng duy nhất của Indonesia áp dụng luật này với cộng đồng Hồi giáo.

Các chính trị gia Hồi giáo bảo thủ ở Malaysia và Indonesia đã lên tiếng ủng hộ luật trên của Brunei trong tháng này. Một thành viên thuộc phe Hồi giáo Pan-Malaysia, Mohd Khairuddin Aman Razali viết trên trang Facebook của mình “Chúc mừng Brunei cho sự dũng cảm cũng như ý chí chính trị trong việc thực thi luật hình sự Sharia... duy trì Sharia là nhiệm vụ trong việc giữ vững những điều đúng đắn theoAllah nhằm giữ gìn hòa bình cho con người”.

Trong khi đó tại Indonesia, một trong những nhà lãnh đạo của Hội đồng Lập pháp ở Aceh đã phát biểu trước truyền thông rằng bộ luật tại Brunei chỉ là sự “tự do tôn giáo”.

Nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Andreas Harsono lo ngại những người thuộc nhóm Hồi giáo bảo thủ có tầm ảnh hưởng sẽ dùng Brunei như một ví dụ nhằm gia tăng kêu gọi áp dụng các chính sách và pháp luật Hồi giáo nghiêm ngặt hơn.

Và kể từ hôm 5.4 cho tới nay, đã không có bất kỳ một bình luận chính thức nào về bộ luật này đến từ Tổng thống Indonesia Joko Widodo hay Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad.

Một bước thụt lùi

Diễu hành kêu gọi ủng hộ quyền LGBT tại Malaysia

Cả hai quốc gia Malaysia và Indonesia đều không có bộ luật chính thức chống cộng đồng LGBT như Brunei. Nếu ở Malaysia thì cho quan hệ tình dục đồng giới là bất hợp pháp và bị kết án tù trong khi đó ở Indonesia nó vẫn hợp pháp nhưng lại cấm kỵ về văn hóa. Nhưng cả hai nước trong những năm gần đây đều chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của các nhóm Hồi giáo Bảo thủ, những người thúc ép mạnh mẽ vấn đề lập pháp gắn với sự phù hợp theo đạo đức tôn giáo.

Các nhà hoạt động cho biết sự gia tăng của các nhóm Hồi giáo Bảo thủ đã đánh dấu sự phát triển của sự ghê sợ người đồng tính luyến ái ở cả hai quốc gia và sự tăng thêm các hành động công kích nhằm chống lại cộng đồng LGBT.

Mọi thứ đều có thể xảy ra

Ý kiến cho rằng Indonesia hoặc Malaysia có thể chuyển sang áp đặt luật Hồi giáo một cách chặt chẽ hơn không chỉ là một giả thuyết. Điều này đã được thể hiện rõ ràng qua nỗ lực của những nhà hoạt động chống LGBT ở hai quốc gia này.

Đầu năm 2018, một liên minh các nhóm Hồi giáo Bảo thủ đã trình bày kiến nghị lên Tòa Hiến pháp Indonesia đưa ra một bộ luật mới hình sự hóa các mối quan hệ LGBT. Tuy động thái trên cuối cùng cũng bị gạt bỏ nhưng các nhóm ủng hộ này vẫn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ ở quốc gia này. Hay trong một cuộc diễu hành vào ngày Quốc tế Phụ nữ vừa diễn ra tại Malaysia khi một số lá cờ bảy sắc cầu vồng xuất hiện đã tạo làn sóng chỉ trích dành những người tham dự.

Tiên Tiên (theo CNN)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Luật ném đá tới chết người đồng tính của Brunei sẽ lan rộng ở Đông Nam Á?