Tuần trước lực lượng nổi dậy tấn công chiếm lấy thành phố Aleppo lớn thứ hai Syria, cắt đứt tuyến cao tốc đến thủ đô Damascus và chiếm 100 km2 lãnh thổ do chính quyền Tổng thống Bashar Al-Assad nắm giữ suốt nhiều năm.
Góc nhìn

Lực lượng nổi dậy tại Syria chọn đúng thời cơ để khuấy động nội chiến

Cẩm Bình 05/12/2024 13:29

Tuần trước lực lượng nổi dậy tấn công chiếm lấy thành phố Aleppo lớn thứ hai Syria, cắt đứt tuyến cao tốc đến thủ đô Damascus và chiếm 100 km2 lãnh thổ do chính quyền Tổng thống Bashar Al-Assad nắm giữ suốt nhiều năm.

Bị bất ngờ, quân đội Syria cùng lực lượng Nga hỗ trợ đáp trả bằng không kích. Nhưng theo tiến sĩ chính trị học Ibrahim Al-Assil (Viện nghiên cứu Trung Đông tại Mỹ): “Trận chiến thực sự vẫn chưa bắt đầu”.

“Al-Assad có thể dùng lại chiến lược cũ phát huy hiệu quả trước đó: rút lui, tập hợp lực lượng, củng cố rồi phản công. Bài kiểm qua quan trọng với lực lượng nổi dậy là biết lúc nào nên dừng lại”, ông Al-Assil nói thêm. Một số chuyên gia khác lo ngại Tổng thống Syria không ngần ngại dùng vũ khí hóa học đẩy lùi kẻ địch, bất chấp làm vậy sẽ gây thương vong lớn cho dân thường.

2024-12-05-112105.png

Kẻ địch mạnh lên, đồng minh yếu đi

Nội chiến Syria bùng lên vào năm 2011, đến năm 2020 rơi vào bế tắc do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian thúc đẩy một lệnh ngừng bắn. Chính quyền Al-Assad kiểm soát 70% lãnh thổ đất nước còn lực lượng nổi dậy do nhóm Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) dẫn đầu cai trị thành phố Idlib phía tây bắc suốt 6 năm qua.

Vẫn chưa muốn ngừng tay, HTS không ngừng mài giũa năng lực chiến đấu đồng thời xây dựng kho vũ khí có nhiều công nghệ hiện đại như máy bay không người lái. Giờ đây Tổng thống Al-Assad phải đối mặt với kẻ địch mạnh hơn trước rất nhiều.

Trước đây ông có thể nhờ cậy Iran, nhóm Hezbollah ở Lenbanon cùng Nga đẩy lùi lực lượng nổi dậy. Nhưng giờ đây cả chế độ của ông, Iran lẫn Hezbollah đều đang choáng váng trước các hoạt động quân sự của Israel, còn Nga vướng vào cuộc chiến với Ukraine – đem lại thời cơ lý tưởng cho lực lượng nổi dậy phản công.

Nhà phân tích Dareen Khalifa (tổ chức Crisis Group) nhận định khủng hoảng Trung Đông hiện tại là “cơ hội nghìn năm có một”, tất cả đều đang bận đối phó kẻ địch của riêng mình.

Lý do khuấy động nội chiến

Còn được gọi là Tổ chức Giải phóng Levant, HTS do chỉ huy quân sự Abu Mohammad al-Jolani lập nên. Nhân vật này tích lũy kinh nghiệm trong thời gian chiến đấu cho Al Qaeda chống lại Mỹ tại Iraq trước khi bị bắt giam.

Sau khi tự do, al-Jolani đến Syria thành lập Jabhat al-Nusra – “chân rết” của Al Qaeda. Đến năm 2016 giữa ông với Al Qaeda chia rẽ do bất đồng về ý thức hệ và phản đối IS, dẫn đến sự ra đời của HTS vào năm 2017.

Theo nhà phân tích Malik al-Abdeh (Viện nghiên cứu Trung Đông), al-Jolani không khuấy động nội chiến vì ý thức hệ mà vì quyền lực: “Ông ấy muốn làm bất cứ điều gì cần thiết để đưa bản thân lên nắm quyền ở Syria va chưa bao giờ che giấu tham vọng muốn chinh phục Damascus”.

Người dân lựa chọn khó khăn

Dân thường Syria buộc phải lựa chọn giữa hai phe mà tiến sĩ Haid Haid (tổ chức Chatham House) nhận xét là “tồi tệ và tồi tệ hơn”.

“Với nhiều người, họ có thể không hài lòng với HTS ở một vài khu vực, nhưng họ thà là HTS nếu phương án thay thế là chính quyền Tổng thống Al-Assa”, theo ông Haid.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược
3 giờ trước Sự kiện
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan, sáng 17.1, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Tổng hợp Warsaw, nhấn mạnh về việc đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược, vì hòa bình và phát triển của hai khu vực Đông Nam Á và Trung Đông Âu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lực lượng nổi dậy tại Syria chọn đúng thời cơ để khuấy động nội chiến