Đại công quốc Luxembourg đã có 2 dự án đầu tư vào lĩnh vực thông tin và truyền thông tại Việt Nam với số vốn 1,02 tỷ USD và đang là quốc gia dẫn đầu về số vốn đầu tư trong lĩnh vực này tại Việt Nam.

Luxembourg bất ngờ đầu tư 1,04 tỷ USD vào truyền thông Việt Nam

Một Thế Giới | 22/06/2015, 15:38

Đại công quốc Luxembourg đã có 2 dự án đầu tư vào lĩnh vực thông tin và truyền thông tại Việt Nam với số vốn 1,02 tỷ USD và đang là quốc gia dẫn đầu về số vốn đầu tư trong lĩnh vực này tại Việt Nam.

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20.5.2015, đã có 1.152 dự án FDI trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, với tổng số vốn đăng ký khoảng 4,14 tỷ USD, chiếm 6,3% tổng số dự án và 1,6% tổng vốn đầu tư của cả nước. 
Thông tin và truyền thông cũng là lĩnh vực đứng thứ 7/18 ngành kinh tế có vốn FDI tại Việt Nam. Quy mô bình quân dự án trong lĩnh vực thông tin và truyền thông khoảng 3,6 triệu USD.
Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực thông tin và truyền thông thì Đại công quốc Luxembourg dẫn đầu, chỉ với 2 dự án nhưng vốn đầu tư đăng ký lên tới 1,04 tỷ USD (chiếm 25,1% tổng vốn đầu tư của toàn ngành thông tin và truyền thông). 
Đứng thứ hai là Nhật Bản với 329 dự án với tổng vốn đăng ký  là 807,7 triệu USD (chiếm 19,5% tổng vốn đầu tư của toàn ngành). 
Đứng thứ ba là Singapore có 91dự án và 738,8 triệu USD vốn đầu tư đăng ký (chiếm 17,8% tổng vốn đầu tư của toàn ngành). Các quốc gia, vùng lãnh thổ khác cũng có số vốn lớn trong lĩnh vực này là Pháp, Síp, Hàn Quốc....
Xét về khu vực thì TP. HCM đang là tỉnh thu hút được nhiều vốn FDI nhất trong lĩnh vực này với 751 dự án và gần 2,3 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 55,5% tổng vốn đầu tư của toàn ngành). 
Hà Nội đứng thứ hai với 333 dự án và 1,69 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm khoảng 41% tổng vốn đầu tư của toàn ngành). 
Hải Phòng đứng thứ ba với 5 dự án và 57,1 triệu USD vốn đầu tư (chiếm 1,4% tổng vốn đầu tư của toàn ngành). Các tỉnh tiếp theo là Bắc Giang, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu,...
Xét về hình thức đầu tư, các nhà đầu tư chủ yếu tập trung vốn vào hình thức hợp đồng hợp tác, kinh doanh với 9 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1,95 tỷ USD (chiếm 47,1 % tổng vốn đầu tư của toàn ngành). 
Hình thức liên doanh dẫn đầu về số dự án với 152 dự án và đứng thứ hai về vốn đầu tư đăng ký với hơn 1 tỷ USD (chiếm 24,2 % tổng vốn đầu tư của toàn ngành). Còn lại là hình thức công ty cổ phần và 100% vốn nước ngoài lần lượt chiếm 15,7 và 13% tổng vốn đầu tư toàn ngành.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong thời gian tới, lĩnh vực thông tin và truyền thông có nhiều cơ hội để thu hút hơn nữa vốn FDI do nhiều chính sách kinh tế mới theo hướng thông thoáng, cởi mở hơn chính thức có hiệu lực, đặc biệt là Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sửa đổi... 
Các đạo luật này đã nới lỏng nhiều quy định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường thông tin và truyền thông tại Việt Nam. 
Duyên Duyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Luxembourg bất ngờ đầu tư 1,04 tỷ USD vào truyền thông Việt Nam