Thủ tướng Mahathir Mohamad ngày 24.3 cảnh báo đất nước ông chuyển sang mua chiến đấu cơ Trung Quốc nếu Liên minh châu Âu (EU) xúc tiến kế hoạch hạn chế sử dụng dầu cọ.

Malaysia dọa tẩy chay chiến đấu cơ châu Âu

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282- 060113793980 | 25/03/2019, 11:31

Thủ tướng Mahathir Mohamad ngày 24.3 cảnh báo đất nước ông chuyển sang mua chiến đấu cơ Trung Quốc nếu Liên minh châu Âu (EU) xúc tiến kế hoạch hạn chế sử dụng dầu cọ.

Malaysia gần đây đe dọa khiếu nại kế hoạch dần loại bỏ dùng dầu cọ trong điều chế nhiên liệu sinh học của EU lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Nước này cùng láng giềng Indonesia -hai nhà sản xuất dầu cọ hàng đầuđều tranh cãi với giới nghị sĩ EU về chuyện trồng cọ lấy dầu, vốn bị xem là nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng và tàn phá thiên nhiên.

Về vấn đề nêu trên, Thủ tướng Mahathir tuyên bố chính quyền Kuala Lumpur có thể tìm phương án khác để nâng cấp phi đội máy bay Mig-29 Nga lỗi thời thay vì mua chiến đấu cơ Rafale từ Pháp hay Typhoon do liên doanh Eurofighter chế tạo.

“Nếu họ hành động chống lại chúng tôi, Malaysia sẽ cân nhắc mua máy bay Trung Quốc hoặc nước khác”, Thủ tướng Mahathir nhấn mạnh.

Tuy vậy ông không muốn “gây chiến”, vì quốc gia Đông Nam Á vẫn cần hàng hóa EU và nhiều thành viên trong khối là đối tác thương mại lớn của Malaysia.

Tuyên bố của Thủ tướng Mahathir được đưa ra trước thềm một triển lãm quốc phòng trên đảo nghỉ dưỡng Langkawi kéo dài 5 ngày (bắt đầu từ ngày 25.3), quy tụ nhiều đơn vị sản xuất vũ khí.

Malaysia cùng Indonesia hiện đang cố gắng làm tăng nhu cầu dầu cọ. Kế hoạch hạn chế mặt hàng này của EU một khi thành hiện thực có thể gây ảnh hưởng đến nông dân, lực lượng cử tri đóng vai trò quan trọng tại cả hai quốc gia.

Cuối năm 2018, giới nghị sĩ Pháp thông qua lệnh loại bỏ dầu cọ khỏi chương trình sinh học kể từ năm 2020. Thủ tướng Mahathir đã gửi thư đến Tổng thống Emmanuel Macron, nêu rõ sẽ xem xét hạn chế nhập khẩu hàng hóa Pháp nếu lệnh này không được rút lại.

Phía Indonesia cũng đe dọa hạn chế nhập hàng châu Âu. Nhưng Tổng thống Joko Widodo song song đó còn tính toán đến giải pháp chuyển từ cọ sang sầu riêng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ Trung Quốc.

Cẩm Bình (theo Straits Times, Malay Mail)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Malaysia dọa tẩy chay chiến đấu cơ châu Âu