Dự án “Năng lượng xanh đến với mái ấm” vừa lắp đặt 5 bộ năng lượng mặt trời hoàn toàn miễn phí tại khóm Tân Phú, phường Mỹ Quý, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang cho 5 hộ dân gặp khó khăn về điện sinh hoạt.
Vào cuối tháng 4 vừa qua, sau hơn 1 tháng thực hiện (ngày 3.3 đến 20.4.2017), các thành viên trong nhóm Năng lượng xanh (thuộc mảng năng lượng và môi trường – Nhóm Thế hệ ưu tú) đãđưa ánh sáng từ nguồn năng lượng sạch để phục vụ người dânở An Giang. Dự án được tài trợ bởi quỹAlphanam Green Foundation.
Trao đổi với Báo điện tử Một Thế Giới, anh Trần Quang Huy,thành viên nhóm Năng lượng xanh chia sẻ: “Ý tưởng chúng tôi xuất phát từ tầm quan trọng của nguồn năng lượng tái tạo giúp thay thế nguồn năng lượng hóa thạch nhằm bảo vệ môi trường”.
Tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt cho người dân
Theo các thành viên trong nhóm, khóm Tân Phú là nơi mà việc sử dụng quạt, nồi cơm điện, xem tivi… đối với mỗi người dân là điềuxa xỉ. Thấu hiểu sự khó khăn và mong muốn có được nguồn điện phục vụ cho sinh hoạt của người dân, các thành viên đãcùng nhaulên ý tưởng và thực hiện dự án trong thời gian ngắn nhất bằngnhững kinh nghiệm vềnăng lượng mặt trời mà nhóm có được.
Anh Huy cho biết bộ năng lượng với tấm pin 55W và ắc quy35ah đượchoạt động theo nguyên lý: Tấm năng lượng hấp thụ ánh sáng, chuyển hóa quang năng thành điện năng và lưu trữ vào ắc quygiúp bà con có thể thắp sáng được 2 bóng đèn, sử dụng 1 quạt chạy trong vòng 4 giờ và có thể sạc đầy pin cho 3 chiếc điện thoại.
Lắp đặt tấm pin năng lượng xanh cho người dân
Điện năng đượclưu trữ vào ắc quy giúp thắp sáng được 2 bóng đèn
Các thành viên trong dự án chụp hình với người dânsau ngày lắp đặt hoàn thiện 5 bộ năng lượng mặt trời
Được biết, dự án được triển khai trong 2 giai đoạn: kêu gọi vốn bằng hình thức chia sẻ thông tin dự án trên nền tảng “Wed” của Wake It Up. Sau giai đoạn 1, nhóm đã tiến hành mua trang thiết bị và tiến hành lắp đặt cho người dân. Ở giai đoạn này, nhóm đã lắp đặt thử nghiệm 5 bộ sản phẩm cung cấp điện năng bằng năng lượng mặt trời cho 5 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí 33.110.000 đồng.
Với mong muốn san sẻ một phần khó khăn vàmang ánh sáng đến gần hơn với người dân, anh Huy cho biết:“Sau quá trình lắp đặt, chúng tôi sẽ định kỳ thăm hỏi các hộ dân để hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết. Chúng tôi hy vọng có thể mang nguồn điện đến nơi đây nhằm mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn, giảm bớt một phần khó khăn của người dân cũng như góp phần giảm đi những khoảng cách về xã hội, dân trí cho bà con nơi đây”.
Không dừng lại ở những tấm pin năng lượng mặt trời dành cho bà con tại khóm Tân Phú, anh Huy còn mong muốn sản phẩm này có thể áp dụng tại những vùng chưa có điện như trên nhà bè hay tại các đảo… nhằm mang nguồn năng lượng sạch tới người dânkhắp cả nước.
Bản thiết kế của thành viên nhóm Năng lượng xanhnhằm thực hiện trên nhàbè
Quỹ Alphanam Green Foundation thuộc tập đoàn Alphanam (Alphanam Group). Theo Ban điều hành quỹ, mục đích của việc Alphanam Green Foundation chọn An Giang triển khai dự án là nhằm giúp cho địa phương này trở thành tỉnh tiêu biểu trong các vấn đề về bảo vệ môi trường, sau đó nhân rộng ra khu vực ĐBSCL.
Trong năm đầu tiên thực hiện, quỹ Alphanam Green Foundation sẽ được điều phối bởi Wake It Up với chuỗi hoạt động mang tên “Chiến dịch vì một An Giang xanh - sạch - đẹp” nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dânAn Giang, từ đó tiến tới xây dựng tỉnh An Giang sạch đẹp và văn minh.