Đoạn video ghi lại cảnh cá chình phóng điện giật chết cá sấu tại sông Amazon (Nam Mỹ) khiến nhiều người xem thót tim.
Từ khi được phát hiện vào năm 1776, cá chình điện đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu với khả năng tạo dòng điện rất mạnh. Trong tự nhiên có khoảng 300 loài cá có khả năng tạo ra vàcảm nhận được dòng điện để trao đổi tín hiệu hoặc cảm nhận môi trường xung quanh. Tuy nhiên, có rất ít loài trong số đó có thể tạo ra dòng điện mạnh để săn mồi hoặc tự vệ.
Theo ghi nhận, cá chình điện Electrophorus electricus (thuộc Bộ Gymnotiformes, Họ Gymnotida) là loài có thể tạo được dòng điện mạnh nhất. Loài cá này sinh sống tập trung ở khu vực tây bắc Nam Mỹ như sông Amazon, Guyanas và Orinoco.
Cá chình điện trưởng thành có kích thước gần 2m, nặng khoảng 20kg. Không giống với các loài cá điện khác, cơ thể của loài sinh vật này rất đặc biệt khicác cơ quan nội tạng tập trung ở phần đầu, chiếm khoảng 20% kích thước cơ thể, phần còn lại dành cho các cơ quan tạo ra điện.
Cơ quan chính của cá chình điện có thể tạo ra dòng điện lên đến 600V với tần số lên đến vài trăm Hz. Đâylà bộ phận cơ thể tạo ra điện mạnh nhất và thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Long Hải (tổng hợp)