Những nghiên cứu mới đây cho thấy Mặt trăng chúng ta có một bầu khí quyển dày trong khoảng thời điểm từ 3 đến 4 tỉ năm trước.

Mặt trăng từng tồn tại khí quyển như Trái đất

08/10/2017, 12:51

Những nghiên cứu mới đây cho thấy Mặt trăng chúng ta có một bầu khí quyển dày trong khoảng thời điểm từ 3 đến 4 tỉ năm trước.

Mặt trăng từng có một lớp khí quyển bao quanh khi núi lửa hoạt động mạnh

Bầu khí quyển này được hình thành khi các ngọn núi lửa trên bề mặt của Mặt trăng phun trào, đẩy các dòng khí lên bề mặt của vệ tinh nhanh hơn tốc độ không khí bay vào không gian.

Ngày nay, nếu quan sát Mặt trăng chúng ta sẽ thấy vệ tinh của mình được bao bọc bởi rất nhiều núi lửa. Ngoài núi lửa còn có một đồng bằng đất bazan khổng lồ tên maria, được hình thành sau những vụ phun trào núi lửa.

Các phi hành gia của những sứ mệnh Apollo đã lấy mẫu đất từ đồng bằng maria và hiện chúng ta được biết là những mẫu đất cho thấy dòng dung nham khi xưa chứa đầy carbon monoxide và các thành phần khí khác, lưu huỳnh, và thậm chí các thành phần tạo ra nước.

Hiện Mặt trăng không có một bầu khí quyển, do nó không có đủ từ trường để giữ khối khí bay xung quanh mình. Trái đất của chúng ta có đủ lượng từ tính để giữ được bầu khí quyển của mình còn bầu khí quyển trên Mặt trăng sẽ nhanh chóng biến mất vì bị gió Mặt trời thổi bay.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng Mặt trăng đã có một bầu khí quyển, trước khi chấp nhận tình trạng trơ trọi ngày nay. Cụ thể, dựa vào các mô phỏng tính toán một nhóm nghiên cứu thuộc Hiệp hội nghiên cứu không gian đại học (USRA) đã cho ra kết quả là cách đây 3,5 tỉ năm khi các núi lửa trên Mặt trăng hoạt động mạnh nhất thì vệ tinh này có một bầu khí quyển dày. Bầu khí quyển này hình thành và tồn tại trong 70 triệu năm, trước khi biến mất vào không gian.

Khi Mặt trăng có khí quyển, nó cũng bay ở quỹ đạo gần Trái đất hơn quỹ đạo ngày nay tới 3 lần, điều này khiến nếu bạn sinh sống ở thời kỳ này thì bạn sẽ thấy được một Mặt trăng vô cùng to.

Nghiên cứu này có rất nhiều ý nghĩa khi những phân tử "hạng nặng" như các phân tử nước sẽ mắc kẹt lại trên bề mặt của Mặt trăng và có thể trên vùng tối của vệ tinh này có nhiều khối băng, đủ sức để tạo ra một lượng nước lớn cho con người có thể khai thác trong tương lai.

Ái Vi

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mặt trăng từng tồn tại khí quyển như Trái đất