Từ thời xa xưa, loài mèo luôn gần gũi với con người và giúp người nông dân bảo vệ mùa màng, tài sản trước sự phá hoại của loài chuột.

Mèo trong văn hóa của người Việt

Nhật Hạ | 22/01/2023, 21:32

Từ thời xa xưa, loài mèo luôn gần gũi với con người và giúp người nông dân bảo vệ mùa màng, tài sản trước sự phá hoại của loài chuột.

Vì sao Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất chọn mèo là đại diện của năm Mão?

Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, năm Mão đại diện bởi con thỏ thì Việt Nam là quốc gia duy nhất có mèo là con giáp đại diện.

Theo sách "12 con giáp trong văn hóa người Việt", 12 con giáp có nguồn gốc từ lịch Can - Chi. Loại lịch này xuất hiện vào thời nhà Thương (1766-1122 TCN) ở Trung Quốc. Theo đó, 12 con giáp gắn với Thập Nhị Chi.

Theo đó, người Trung Quốc xưa đã chọn ra 12 con vật gắn liền với đời sống hoặc được con người thuần dưỡng sớm nhất để đưa vào lịch Can - Chi, theo thứ tự: Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Hổ), Mão (Thỏ), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó), Hợi (Lợn).

Việt Nam cũng chọn 12 con giáp tượng trưng cho 12 năm. Tuy nhiên, sự khác biệt của 12 con giáp trong văn hóa của Việt Nam chính là năm Mão lại chọn mèo làm đại diện chứ không phải Thỏ như Trung Quốc hay Nhật Bản, Hàn Quốc.

Có nhiều lý giải khác nhau về việc trong văn hóa Việt, mèo là con vật đại diện cho năm Mão.

meothanhuy-.jpg
Hình ảnh mèo đại diện cho năm Qúy Mão 2023 được trang trí ở Đường hoa Nguyễn Huệ, TP.HCM trong dịp Tết Nguyên đán - Ảnh: Thành ủy TP.HCM

Những cách lý giải khác nhau

Nguyen Huu Tin, chuyên gia về văn hoá truyền thống Việt Nam, cho rằng câu trả lời có thể nằm ở những cánh đồng lúa được người nông dân tại dải đất hình chữ S quý trọng.

Ông Tin cho biết trên AFP: “Lúa nước là một phần quan trọng trong nền nông nghiệp của Việt Nam. Với mối đe dọa từ nhiều loại chuột trên đồng ruộng, những con mèo (có thể bắt chuột) trở thành loài động vật phổ biến với người Việt Nam. Một cách giải thích khác là người Việt Nam không muốn sống hai năm với hai con vật tương tự nhau. Họ coi chuột và thỏ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau”.

Trong khi đó, theo Reuters, dù có nhiều cách lý giải khác nhau về việc mèo thay thế thỏ trong 12 con giáp ở Việt Nam nhưng cách lý giải phổ biến nhất là chữ thỏ trong tiếng Trung Quốc phát âm là "mao" - nghe giống từ mão (con mèo) trong tiếng Việt.

Trước đây, ông Sim Sang - Joon, Giám đốc Trung tâm Giao lưu văn hóa Việt - Hàn, cũng giải thích rằng mèo tuy không phải loài vật nằm trong Thập Nhị Chi nhưng lại được ghi âm chữ Hán giống với con thỏ (máo - âm Hán Việt là miêu).

Dù đã tiếp thu Thập Nhị chi (12 con giáp) của Trung Quốc, song có lẽ do yếu tố môi trường tự nhiên này nên người Việt đã không tiếp thu y nguyên mô hình ở Trung Quốc mà biến cải cho phù hợp với môi trường sống của mình.

Ngoài ra, Việt Nam là môi trường thuận lợi cho loài mèo phát triển bởi Việt Nam là văn hóa thảo mộc không phải thảo nguyên. Thảo nguyên là môi trường có những đồng cỏ mềm mượt, nơi mà các loài động vật có thể thỏa sức ăn thành từng bầy đàn như thỏ, còn thảo mộc lại là môi trường phong phú đa dạng các thảm thực vật đan xen. Khí hậu Việt Nam là mưa nhiều, nóng ẩm nên là môi trường lý tưởng của thảo mộc, phù hợp cho mèo sinh sống. 

Cũng theo Reuters, thỏ là một loài gặm nhấm, chuột (Tí) cũng là loài gặm nhấm, trong khi 12 con giáp cần độc nhất và khác biệt.

Mèo còn tạo ra thế đối xứng với chó (Tuất). Theo thuyết âm dương, điều này tạo ra thế cân bằng, giúp giải quyết các mâu thuẫn, dung hòa các mặt đối lập và khiến vòng tròn hoàng đạo cân bằng hơn.

meo-2.jpg
Mèo còn được gọi là "tiểu hổ" và trở thành thú cưng, được con người thương yêu trong nhiều gia đình. Chúng cũng rất có ích trong cuộc sống - Ảnh: Tini

Mặc dù khác nhau về việc chọn con giáp đại diện là mèo, thay vì thỏ cho năm Mão, còn lại, người Việt rất giống các quốc gia châu Á khác là coi trọng Tết Nguyên đán. Vào dịp này, mọi người trở về sum họp cùng gia đình, bày mâm ngũ quả cúng gia tiên, đi chùa, hái lộc, lì xì mừng tuổi cho trẻ con và chúc nhau những lời hay ý đẹp trong dịp năm mới.

Mèo gần gũi với con người, xuất hiện trong thơ văn

Ngoài ra, mèo là con vật nuôi được con người thuần hóa từ thời cổ đại của nền văn minh loài người, cho tới ngày nay thì mèo trở thành thú cưng trong nhiều gia đình.

Trong cuộc sống – đặc biệt là trong nền văn minh nông nghiệp, mèo được gọi là “tiểu hổ” và là khắc tinh của loài chuột, giúp người nông dân bảo vệ mùa màng trước sự phá hoại của loài chuột. Chính vì sự quan trọng này mà mèo luôn xuất hiện trong cuộc sống, cũng như văn hóa của người Việt chúng ta.

Mèo cũng xuất hiện trong ca dao, tục ngữ, thơ… của người Việt từ thời xa xưa. Như cách đây gần 6 thế kỷ, nhà thơ Nguyễn Trãi viết bài thơ Miêu (Mèo), mục Cầm thú môn trong kiệt tác Quốc âm thi tập.

Miêu

Lọ vằn sinh bởi mãi phương tây

Phụng sự Như Lai trộm phép thầy

Hơn chó được ngồi khi diện bếp

Tiếc hùm chẳng bảo chước leo cây

Đi nào kẻ cấm buồng the kín

Ăn đợi ai làm bàn soạn đầy

Khó lẫn sang chăng nỡ phụ

Vì chưng hận chuột phải nuôi mày.

Bài liên quan
Xây dựng văn hóa trong Đảng - Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới
Ngày 15.1, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Việt Nam khẳng định tiếp tục đóng góp tích cực vào công việc chung của Liên hợp quốc
14 phút trước Sự kiện
Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 16.1, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Đại hội đồng LHQ Khóa 79 đã tổ chức phiên họp toàn thể để nghe giới thiệu và thảo luận về các ưu tiên của Tổng Thư ký LHQ António Guterres trong năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mèo trong văn hóa của người Việt