Bé gái sơ sinh 20 ngày tuổi bị một bướu quái ở vùng cổ và nội sọ. Hai ê kíp phẫu thuật đã trải qua cuộc phẫu thuật đầy cam go kéo dài 10 tiếng đồng hồ và cứu cháu khỏi căn bệnh cực hiếm, tỷ lệ tử vong rất cao lần đầu xuất hiện tại Việt Nam.
Ngày 20.1, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết bé gái nói trên là con chị Lê Hoài Ân (ngụ ở TP.HCM) được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng có một khối u ở góc hàm bên trái .
Theo bác sĩ Phan Minh Trí (Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 1), sau khi tiến hành chụp CT scan,bác sĩ phát hiện bệnh nhân cómột khối bướu dàikhoảng 20cm từ góc hàm xuyên tới não làm khuyết xương ở khu vực sàn sọ. Đặc biệt khối bướu này đang chèn ép thực quản và chèn ép não, gây nguy cơ tử vong cho bệnh nhânrất cao. Trong khối bướucó đủ thành phần đặc, dịch, xương, tóc… Các bác sĩ xác định đây là một khối bướu quái.
Trước tình trạng trên của bệnh nhân, bệnh viện tiến hành hội chẩn toàn diện và quyết định phẫu thuật ngay để cứu sống cháu bé.
Bác sĩ Đào Trung Hiếu - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết bướu quái ở vùng cổ bé gái đang chèn ép thực quản và khí quản; còn ở vùng nội đang chèn ép não. Nếu không mổ kịp thời cháu sẽ bị suy hô hấp do khối bướu chèn ép đường thở, nguy cơ tử vong rất cao.
Tuy nhiên do khối bướu quái vừa nằm ở vùng cổ và vừa ở vùng nội sọ nên buộc phải cắt đôi bướu. Điều này buộc phải thành lập 2 ê kíp mổ, trong đó 1 ê kíp phẫu thuật bướu sơ sinh và 1 ê kíp phẫu thuật ngoại thần kinh.
Trước đó bé gái sơ sinh 20 ngày tuổi này được chuyển đến Bệnh việnNhi đồng 1 (TP.HCM) trong tình trạng có khốiu óc góc hàm bên trái.
“Lúc đầu chúng tôi dự định 2 ê kíp mổ riêng biệt. Êkíp phẫu thuật bướu sơ sinh sẽ mổ vùng cổ trước, sau đó đến ê kíp phẫu thuật thần kinh mổ bướu trong vùng nội sọ. Nhưng cuối cùng dự định ấy không thể thực hiện được do vùng nội sọ quá dính dễ gây nguy hiểm đến tính mạng bé trong lúc phẫu thuật. Do đó chúng tôi quyết định cả2 ê kíp phẫu thuật cùng lúc để kiểm soátlẫn nhau”, bác sĩ Hiếu kể.
Trước khi bắt tay vào thực hiện cuộc mổ này, theo bác sĩ Hiếu, ê kíp phẫu thuật rấtlo về những nguy cơ có thể xảy ra với cháu bé. Trong đó, nguy cơ lớn nhất là sau khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ không thể ăn được bằng đường miệng, có thể bịméo miệng.
“Ở vùng cổ nếu phẫu thuật không khéo sẽ đi vào vùng hầu, có thể em bé sẽ không ăn được bằng đường miệng; còn ở vùng nội sọ có một dây thần kinh chạy qua, nếu mổ không khéo bé sẽ bị méo miệng. Tuy nhiên, cuối cùng mọi việc diễn ra suôn sẻ, sau gần 10 tiếng đồng hồ khối bướu quái đã được lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân”, bác sĩ Hiếu cho biết.
Để một cuộc mổ thành công với bé gái chỉ mới 20 ngày tuổi mà phải qua nhiều thủ thuật, nhất là gây mê, và một cuộc mổ kéo dài gần 10 tiếng đồng hồ như thế, cần có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý của các y bác sĩ và cả ê kíp mổ.
“Sau 2 ngày phẫu thuật, hiện sức khỏe của bé gái đã ổn định, da thịt hồng hào. Béđang có dấu hiệu tự thở nên có thể trong ngày hôm nay (20.1) chúng tôi sẽ rút ống nội khí quản để cho bé thở tự nhiên”, bác sĩ Hiếu cho hay.
Theo bác sĩ Hiếu, bướu quái ở vùng cổkhông phải hiếm mà thường có ở buồng trứng (nữ), tinh hoàn (nam), lồng ngực, xương cùng cụt… Tuy nhiên bướu quái vừa có ở vùng cổ vừa có ở vùng nội sọ như bé gái nói trên thìcực kỳ hiếm. Theo y văn thế giới đến nay chỉ ghi nhận có 1 trường hợp ở Mỹ cách đây hơn 10 năm; còn Việt Nam đây là trường hợp đầu tiên được phát hiện.
Hồ Quang