Bán chữ tại "Phố ông đồ", có những gian hàng thu hơn 10 triệu đồng/ngày dù thời điểm này lượng người du xuân, mua chữ chưa phải đỉnh nhất.

Hốt bạc từ dịch vụ tết ở 'Phố ông đồ'

Hồ Phước Đông | 20/01/2017, 17:44

Bán chữ tại "Phố ông đồ", có những gian hàng thu hơn 10 triệu đồng/ngày dù thời điểm này lượng người du xuân, mua chữ chưa phải đỉnh nhất.

Cận Tết cổ truyền, lượng người đổ về Phố ông đồ (góc ngã tưNguyễn Thị Minh Khai – Phạm Ngọc Thạch, quận 1) mỗi ngày mộtđông. Khá nhiều người đủmọi lứa tuổi đến đây "xin chữ"cầu may mắn, tài lộc trong năm mới. Nhiều dịch vụ như chụp ảnh, cho thuê quần áo; bán cành hoa, liễn, mành; giữ xe, bán nước giải khát… cũng ồ ạt ăn theo khiến phố ông đồ càng thêm sôi nổi, nhộn nhịp.

Tớiphố ông đồ vào thời điểm này, tadễ dàng thấy rất nhiều bạn trẻ, có người đưa cả gia đình, vợ chồng, con cái...tới đây ngắm cảnh, du xuân và tận hưởng không khí tết cổ truyền đang cận kề.

Ông đồ trẻ tại phố ông đồ, một hình ảnh quen thuộc nhiều năm gần đây

Tùy vào cá tính, nghề nghiệp, lứa tuổi của mỗi người, chữ được "xin" cũng khác nhau. Những bạn trẻ đang học hành, phải thi cử trong thời giantới thường xin các chữ Tài, Đăng Khoa. Người mua bán, kinh doanh, sản xuấtthì thường xin chữ Phát, Lộc, Tín. Người lớn tuổi hayxin chữ Thọ, Phúc… Nhìn vào chữ mà người ta xin, có thể biết đượcđiều họ mong muốn nhất trong năm mới là gì.

Theo "ông đồ" Võ Hồng Nhân (30 tuổi, ngụ quận Tân Bình, bán chữ tại Phố ông đồ), "tiền bán chữ mấy hôm nay mỗingày được khoảng chụctriệu đồng và đang tăng dần đều. Trừ tiền thuê mặt bằng, mua giấy bút, vật liệu và những chi phí khác, gian hàng của tôi lãi ròng cũng tầm 7 triệu/ngày. Trong những ngày tới khả năng doanh số sẽ còn tăng cao khi bà con mình đi chơi tết nhiều hơn”.

Đắt tiền nhất ở phố ông đồlà chữ thư pháp được viết lên các bức lụa hoặc giấy quý, lồng khung kính. Giá mỗi bức như thế lên đến vài triệu, thậm chí cảchục triệu đồng. Rẻ hơn nhưng cũng đẹp không kém là liễn, loại này các bạn trẻ rất yêu thích, thường dùng để chụp hình. Liễnvà mành về kiểu dáng khá giống nhau nhưng khác về chất liệu. Giá cả hai ở mức vài trăm nghìn đồng.Rẻ nhất ở phố chữlà những phong bao lì xì được viết thêm chữ, vẽ thêm cành mai, cánh én với giá từ 20.000 - 30.000 đồng/bao.

Không đủ điều kiện tiền bạcđể mở gian hàng, nhiều "ông đồ" có hoa tay và trình độ bèn đi viết chữ thuê cho các quầy, tuy nhiêntiền công cũng không đến nỗi nào,từ 500.000 -800.000 đồng/ngày, thậm chí cao hơn tùy vào khả năng thu hút khách.

Chúng tôi gặp một thợ chụp ảnh tại Phố ông đồ, anhcho biết mỗigói chụp ảnh tết thường kéo dài khoảng 2-3 giờ. Giá mỗi gói từ 600.000 -1.000.000 đồng tùy yêu cầu của khách. Anh kể hôm nào khỏe có thể chụp được 4 - 5 gói (cả ban đêm).

Dịch vụ cho thuê quần áo chụp hình cưới tại phố chữ cũng khá "hot". Mỗi bộ quần áo dài, khăn đóng cho thuê vớigiá vài trăm nghìn đồng (tùythời gian thuê). Theo một người cho thuê đồ ở đây, mỗi bộ đồ có thể cho thuê được 2-3 lần trong ngày. Đồ lỡ bị khách làm bẩn là lập tức đượcgiặt khô, ủi phẳng sau đó lạicho thuê tiếp.

Bãi giữ xe của Nhà văn hóa Thanh niên mấy hôm nayluôn bịquá tải khiến phát sinh nhiều điểm giữxe vỉa hè cho khách. Giá gửi xe máy dao động từ 10.000 – 15.000 đồng/chiếcvà có thể tiếp tục tăng trong vài ngày tới.

Vẽ tranh chân dung, nghệ thuật cũng đang hái ra tiền. Có những bứckhách phải trả vài trăm nghìn đồng. Những quầy vẽ hình xăm với giá vài chục nghìn đồng/hình (khoảng 5-7 ngày thì phai) cũng được cácbạn trẻ thích thú tìm đến.

Bài, ảnh: Hồ Đông
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hốt bạc từ dịch vụ tết ở 'Phố ông đồ'