Với đất nước Việt Nam yêu dấu từ bao đời, cây lá hoa cũng là niềm phấn khích cho người dân trong lao động, học hành, trong chiến cuộc

Mơ ước gắn kết con người với cây lá hoa

25/02/2021, 18:50

Với đất nước Việt Nam yêu dấu từ bao đời, cây lá hoa cũng là niềm phấn khích cho người dân trong lao động, học hành, trong chiến cuộc

Người Nhật Bản luôn tự hào với hoa Anh đào, với mùa lá đỏ. Thiên nhiên tạo ra và con người đã sáng tạo thêm lễ hội, sản phẩm và địa danh du lịch nổi tiếng toàn cầu. Đất nước với các vườn Nhật bản, tiểu cảnh: cầu, cổng màu đỏ, cá Koi, cây cỏ rất riêng độc nhất vô nhị đã thành biểu tượng từ nông thôn tới thành thị... mà cả thế giới ngưỡng mộ làm theo.

Canada có cây phong lá đỏ là biểu tượng của quốc gia là niềm tin, niềm tự hào trên lá quốc kỳ của họ.

Liên bang Nga và các nước châu Âu vùng khí hậu lạnh ôn đới với các cánh rừng bạch dương, sồi, thông, vân sam ngút ngàn. Hằng năm, khi thu đến được nhuộm vàng bởi bạch dương thay lá. Chắc không ít người trong chúng ta không biết bức tranh bức hoạ “Mùa thu vàng” của đại danh hoạ Isaac Levitan. Những người đã đi đến đã sống ở lục địa già châu Âu đã thưởng ngoạn mùa thu vàng, mùa lá đỏ với cảm xúc khó tả, khó quên. Thật là tuyệt vời khi thiên nhiên tạo ra ban tặng và con người gìn giữ, bảo quản, sáng tạo thêm cho cảnh sắc càng kỳ vĩ hơn. Đó chính là niềm tự hào, tình yêu của nhân loại với thiên nhiên, với quê hương mỗi quốc gia dân tộc.

Với đất nước Việt Nam yêu dấu từ bao đời, cây lá hoa cũng là niềm phấn khích cho người dân trong lao động, học hành, trong chiến cuộc liên miên bao nhiêu thế kỷ. Ở đâu trên mảnh đất hình chữ S này cũng có các sắc thái cây hoa đặc trưng và ấn tượng.

Bạn hãy tới Tây Nguyên vào mùa khô khi hoa Cúc quỳ nở vàng khắp các nẻo đường, sườn đồi. Rừng khộp hàng năm mùa này thay sắc lá. Nhiều lắm có khi hầu hết rừng ngả màu vàng, đỏ nhạt không khác châu Âu, không thua Nhật Bản. Rừng khộp một đặc hữu sinh thái với ưu hợp các loài cây họ dầu quý hiếm hiện nay: Cà te, dầu lông, dầu đồng, dầu trà beng, dầu con rái, cảm lai, bằng lăng, sưa, trắc, cẩm thị, gõ đỏ...cây nào dáng nấy, sắc màu muôn loại; tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Có một không hai!

Ở vùng núi phía Bắc: Cao Bằng, Lạng Sơn đủ loại cây hoa trong rừng, trên vách đá, trên nương, trong vườn. Có loài cây mà tôi ấn tượng- cây Sau sau (Liquidambar Formosana). Mỗi khi mùa đông về, lá sau sau vàng đỏ cả cánh rừng. Không khác gì cây phong về hình thái thân lá quả và màu lá đỏ mỗi khi thay lá mới lộc mới đón Xuân về. Vùng này với hoa đào mơ mận hoa tam giác mạch hẳn là đặc trưng không dễ tìm thấy ở đâu. Đó là nét văn hoá thiên nhiên hào phóng tạo nên nét văn hoá riêng của vùng núi cao đá vôi là chính!

“Ai đi Nam Bộ Tiền Giang Hậu Giang” -  Vùng bạt ngàn tràm bông vàng, sen súng, thốt nốt, dừa, cây trái bốn mùa tươi... cỏ cây châu thổ chín rồng.

Hà Nội mùa lá sấu rụng vàng các con đường hè phố thân quen. Với kết cấu cây xanh đô thị có từ hàng trăm năm tạo ra một Hà Nội có nhiều nét đặc trưng. Không ít các thi nhân, nhạc sĩ hoạ sĩ.đã cảm xúc về mùa lá rụng, về Hà Nội mà đã cho ra các tác phẩm để đời. Làm say lòng người Hà Nội mỗi khi đi xa hay ở gần Thủ đô ngàn năm văn hiến. “Hà Nội... cây bàng lá đỏ... phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu” trong ca từ của cố nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn. Hoa sữa nồng nàn trên các phố cổ đã vào thơ rồi thành nhiều điệp khúc trong các bài ca đã dấy lên phong trào trồng hoa sữa như một hội chứng rối lại sửa sai. “Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm có lẽ nào anh lại quên em”.

Khi kinh tế phát triển, đời sống vất chất của đại đa số dân chúng đã đủ đầy, con người ta lại lo tới đời sống văn hoá tinh thần. Có lúc hội chứng cây cảnh, cây quý, bon sai... Nhiều làng xã ở Nam Định, Ninh Bình, Huế, Bình Định, Đồng Nai, Đồng Tháp… thay đổi từng ngày vì nghề mới, nghề truyền thống cổ truyền hái ra tiền: nghề Cây cảnh. Người ta nhập cây cảnh từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan...về bán cho giới trung lưu, thượng lưu. Có cây lên tới cả trăm ngàn, thậm chí triệu USD.

Không ít các cánh rừng nguyên sinh vườn quốc gia khu bảo tồn thiên nhiên bị lục tung lên vì lâm tặc săn lùng cây quý hiếm, cây độc.. Có cung thì có cầu và ngược lại. Một hội chứng nguy hiểm cơn sốt và chảy máu rừng đã diễn ra. Rồi nó theo quy luật và kiểm soát xử lý mà nó lại lắng xuống. Cũng tốt.

Cây cối với sinh thái hình thái và đặc trưng vật hậu của nó đã tạo ra muôn màu muôn sắc quyến rũ lòng người; tạo ra phong cảnh;làm đẹp cho làng quê, phố thị. Nó đã từng là biểu tượng tên gọi của bao địa danh. Đà Lạt không chỉ thành phố trong sương mù, thành phố buồn mà còn là Thành phố ngàn hoa, thành phố du lịch. Người Đà Lạt đã khai thác thế mạnh để quảng bá xây dựng Festival Hoa Đà Lạt hàng chục năm nay.

Hải Phòng thành phố cảng từ bài thơ của Thi sĩ Hải Như và được nhạc sĩ Lương Yên phổ nhạc bài Thành phố hoa Phượng đỏ và từ đó tự nhiên không ai bảo ai tất cả, số đông đều gọi Hải Phòng là Thành phố Hoa phượng đỏ... và cũng nhiều năm tổ chức Fetival lễ hội Hoa phượng đỏ như một thừa nhận và sản phẩm du lịch độc đáo nơi đây.

Điện Biên Phủ với hoa Ban tây bắc, Gia Lai, Ba Vì Hà Nội với hoa Dã Quỳ đã bắt đầu làm lễ hội tên hoa...rồi có lẽ Sen Đồng Tháp, Tam giác mạch Hà Giang...Thốt Nốt An Giang

  Cái thành phố trẻ nhất Việt Nam Cực nam Tây Nguyên Gia Nghĩa mà trước 1975 và sau khi tái thành lập 2004 các nhà lãnh đạo nơi đây đã tuyên thệ xây dựng Đà Lạt 2 tại đây và đã trồng các cây hoa vàng, thông ba lá và gọi nơi đây là PHỐ THỊ HOA VÀNG cơ đấy.

  Với những dòng trên đây tôi muốn có mấy thiển ý sau đây:

  1. Nhà nước nên có hẳn chương trình chính tắc về quy hoạch hướng dẫn trồng cây xanh đô thị và nông thôn sớm... Có hẳn bộ môn hay khoa trong các trường Đại học Kiến trúc, Đại học Lâm nghiệp.

  2. Nên cho điều tra đánh giá nghiên cứu trồng ươn gieo và du nhập cây trồng cho các đô thị theo các tiểu vùng khí hậu thổ Nhưỡng sinh thái các loại cây đô thị,

  3. Tạo ra các đô thị với các cây hoa đặc trưng và dành diện tích thoả đáng cho cây xanh đường phố, công hoa viên, rừng cảnh quan và Safari ...

  4. Các nơi công cộng: trường học Bệnh viện, công sở... nên có quy định bắt buộc về trồng chăm sóc bảo quản và an toàn cây xanh. Theo tôi: các nơi thờ tự tâm linh nên trồng đa, si, sanh, bồ đề, ngô đồng, gạo, gòn.

  5. Trường học phải chăng là Bàng, phượng, nhãn...Một số nơi hè phố nhỏ hẹp... thiếu không gian có nên chăng là trồng cau, cọ, thốt nốt?

  6. Mỗi làng quê nên đưa vào hương ước là mọi người dân ở quê hay thoát ly đều có nghĩa vụ trồng ít nhất 1 cây. Các trường đại học nên quy hoạch trồng thành Bách thảo với phương thức kêu gọi tất cả cán bộ, nhân viên, sinh viên nên trồng một cây theo hướng dẫn để kỷ niệm trường...

  7. Mọi người cùng tôi chắc không mơ, không ảo tưởng với một tương lai chúng ta có những: Đà Lạt thông reo thành phố ngàn hoa, Gia Nghĩa phố thị hoa vàng, Hải Phòng thành phố hoa phượng đỏ, Sa Pa, Quản Bạ thành phố sa mu, sa mộc...Tam Đảo thông xanh, Điện Biên Phủ thành phố hoa ban, phố thị Ko’Nia cho thị trấn Liên Sơn (Đắk Lắk... và bao nhiêu cái tên phố tên làng truyền khẩu. Không khó phải không các bạn. Miễn là nhà nước khởi xướng nhân dân cùng làm!

TS Nguyễn Văn Lạng - nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên Chủ tịch UBND  tỉnh Đắk Lắk

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mơ ước gắn kết con người với cây lá hoa