Sở Tài nguyên và Môi trường vừa gửi UBND TP.HCM báo cáo kết quả khảo sát sụt lún nền ở TP.HCM do JICA thực hiện.

Mỗi năm TP.HCM bị sụt lún nền đất khoảng 2-6cm do khai thác nước ngầm tràn lan

Tú Viên | 26/08/2022, 21:04

Sở Tài nguyên và Môi trường vừa gửi UBND TP.HCM báo cáo kết quả khảo sát sụt lún nền ở TP.HCM do JICA thực hiện.

Theo báo cáo khảo sát của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), tình trạng sụt lún nền đã và đang xảy ra trên địa bàn TP với độ sụt lún bình quân khoảng 2cm/năm, cá biệt có nơi đến 6cm/năm, nhiều khu vực có độ sụt lún tích lũy trong 13 năm là 23cm (cao nhất 81cm).

tphcm-lun.jpeg
Quận Tân Bình và quận 12 được ghi nhận có mức sụt lún nền lớn nhất

Trong đó, 10 quận có mức độ sụt lún đáng kể, gồm: quận 7, 8, 12, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Bình Tân và TP.Thủ Đức (khu vực quận 2, quận Thủ Đức cũ), riêng quận Tân Bình và quận 12 được ghi nhận có mức sụt lún nền lớn nhất.

JICA cho rằng một trong những nguyên nhân hàng đầu liên quan đến sụt lún nền đất ở TP.HCM là khai thác nước ngầm quá mức.

Hiện tại, ở TP.HCM, lượng nước ngầm khai thác bình quân hàng ngày để sử dụng cho công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, và các mục đích sử dụng khác là hơn 577.000 m3/ngày, bao gồm cả lượng nước khai thác từ các giếng chưa đăng ký.

Trước tình trạng trên, JICA đề nghị TP xem xét thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật do JICA tài trợ nhằm nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và các kịch bản tương lai liên quan đến sụt lún nền ở TP.HCM; xác định rủi ro gây ra bởi sụt lún nền; nâng cao năng lực của chính quyền địa phương trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp chống sụt lún và thiết lập kế hoạch và khung hợp tác tạo điều kiện cho các biện pháp giảm nhẹ sụt lún nền.

PGS.TS Hà Quang Khải, Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Bách khoa TP.HCM cho biết, từ năm 2000 đến nay, lượng khai thác nước ngầm trên địa bàn thành phố ngày càng tăng, hiện tại đã lên đến hơn 700.000 m3/ngày. Việc khai thác quá mức khiến nước ngầm tại một số khu vực trên địa bàn thành phố đang suy giảm, đặc biệt các quận, huyện ngoại thành… dẫn đến việc sụt lún mặt đất xảy ra ngày càng nhiều nơi.

z3674316037546_b1536f20ed3105fd75862ccbf5ff7916.jpg

Hiện nay Sawaco đang tích cực triển khai trám lấp giếng ngầm-Ảnh: P.V

Theo ông Huỳnh Thanh Nhã, Trưởng Phòng Quản lý Tài nguyên Nước và Khoáng sản, Sở TN-MT TP.HCM, để đảm bảo việc giảm khai thác nước dưới đất theo đúng lộ trình mà UBND TP.HCM đã phê duyệt, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng và địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân, tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác, sử dụng nước dưới đất, trám lấp giếng theo quy định nhằm bảo vệ nguồn nước dưới đất, hạn chế các nguy cơ do khai thác nước dưới đất gây ra.

Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên nước đến người dân, doanh nghiệp; quy định về thuế tài nguyên nước, phí cấp quyền khai thác cho các mục đích sử dụng nước; nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khi được cấp phép khai thác (lắp đặt thiết bị quan trắc lưu lượng, mực nước khai thác, chất lượng nước khai thác, trám lấp giếng khoan không sử dụng, giếng khoan hư hỏng…); quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Hiện TP đã triển khai các giải pháp quan trắc và chống sụt lún nền, tuy nhiên cùng với diễn biến của biến đổi khí hậu, tốc độ tăng trưởng kinh tế và vấn đề tập trung dân cư ở thành thị, TP đang phải đối phó với tình trạng ngập lụt thường xuyên hơn.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, sụt lún đất có thể làm tăng nguy cơ ngập tại các vị trí sụt lún, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng và tốn kém cho cơ sở hạ tầng thành phố. Việc thực hiện các biện pháp khắc phục để giảm thiểu tình trạng sụt lún đất là rất cần thiết.

Trước tình trạng báo động về tình trạng sụt lún này, ngày 24.8, UBND TP.HCM ra văn bản khẩn gửi các sở, ngành liên quan, chấp thuận đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường, giao Sở này chủ trì, cùng với Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch – Kiến trúc phối hợp với các chuyên gia của JICA xây dựng văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường khả năng chống sụt lún nền tại TP.HCM, thời hạn hoàn thành văn kiện này là trong quý 4.2022.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỗi năm TP.HCM bị sụt lún nền đất khoảng 2-6cm do khai thác nước ngầm tràn lan