Vấn đề đặt ra là nếu chúng ta dùng vỏ những chai nước đóng chai để tái sử dụng thì có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ. Câu trả lời là có, có ba điều quan trọng mà bạn nên biết trước khi tái sử dụng lại những chai nhựa đó 

Mối nguy hiểm từ chai nước bạn sử dụng hằng ngày

Một Thế Giới | 17/07/2015, 12:03

Vấn đề đặt ra là nếu chúng ta dùng vỏ những chai nước đóng chai để tái sử dụng thì có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ. Câu trả lời là có, có ba điều quan trọng mà bạn nên biết trước khi tái sử dụng lại những chai nhựa đó 

Nước đóng chai, là một trong loại thức uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, tại Việt Nam với hàng loạt những thương hiệu nổi tiếng: Sapuwa, Lavie, Aquafina… có giá bán dung tích 1,5 lít từ 8.000 - 9.000 đồng/chai. Là loại nước gần như được dùng hằng ngày tại các gia đình, quán ăn, văn phòng làm việc… 
1. Vi khuẩn có thể phát triển mạnh trong chai nước nhựa 
Thường những chai nước đóng chai đều được cái nhà sản xuất khuyến khích là chai nhựa chỉ được sử dụng một lần. 
Theo một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, với việc sử dụng lâu dài, chai nhựa sẽ có những vết xước, vết nứt, những vết này là nơi sản sinh ra những vi khuẩn gây hại cơ thể. Có những lầm tưởng có thể làm sạch chai nhựa dùng một lần bằng nước nóng, xà phòng nhẹ, nhưng đây chính là nguyên nhân gây nguy hiểm cho cơ thể.
Các bạn nên nhớ rằng các vi khuẩn bên trong chai nước của bạn sẽ từ đó qua miệng của bạn. Vì vậy, nếu bạn không vệ sinh thì mỗi ngày bạn đang nạp một lượng vi khuẩn vào cơ thể.
Theo một nghiên cứu của trường Đại học Calgary chỉ ra rằng một nhóm các chai nước của học sinh - đã được tái sử dụng nhiều lần hơn mà không được rửa, vệ sinh đúng cách có chứa hàm lượng vi khuẩn đã vượt qua mức cho phép trong nước uống. Điều này được giải thích là thực tế rằng những chai nước được để trong nhiệt độ phòng cho hầu hết các ngày, đó là điều kiện cho phép vi khuẩn phát triển hoàn hảo.
Đối với những chai nước đóng chai, miệng chai khá nhỏ nên cực kỳ khó khăn khi làm sạch. Và cuối cùng, nên thường xuyên rửa tay để tránh tiếp xúc với chai nước của bạn. 
2. Làm sạch chai nhựa dùng một lần bằng nước sôi và xà phòng nhẹ
Theo thói quen truyền thống chúng ta thường dùng nước ấm hoặc nước sôi để khử trùng chai điều này là không nên. Đặc biệt là nếu bạn đang tái sử dụng một chai dùng một lần. Một giáo sư nói rằng làm sạch chai dùng một lần bằng nước sôi (hoặc trong máy rửa chén) là một công thức thảm họa, vì nhựa sử dụng một lần không được thiết kế để dùng trong việc đun nóng. Khử trùng bằng nước sôi là sẽ khiến cho các hoá chất nguy hiểm ngấm vào trong nước uống của bạn. Ngay cả những chiếc chai nhựa đựng nước có thể dùng nhiều lần cũng tiềm tàng nguy cơ nhiễm khuẩn nếu bạn không rửa thường xuyên hoặc vẫn sử dụng lại dù chai có dấu hiệu rạn, xước.“Vi khuẩn trú ngụ trong các vết rạn, vết xước của chai thậm chí còn là mối đe dọa lớn hơn tới sức khỏe so với khả năng các hóa chất từ nhựa rò rỉ vào nước”.
Bảo vệ tốt nhất chống lại các hóa chất ngấm vào nước uống của bạn là sử dụng thủy tinh hoặc thép không gỉ. 
3. Hầu hết các vi khuẩn một chai nước tồn tại các nơi mà bạn đặt miệng 
Chai nước là nơi cung cấp cho vi khuẩn một hệ sinh thái gần như hoàn hảo, và rủi ro lớn nhất là ở miệng chai. 
Nơi miệng chúng ta có chứa vi khuẩn, khi bạn tiếp xúc miệng vào chai nước, bạn đã tình cờ đưa một lượng vi khuẩn vào bên trong chai nước. Thêm đó là những vết xước trên nắp chai là khu vực sinh sản hoàn hảo cho vi khuẩn. 
Một nghiên cứu đã chứng minh thực tế này bằng cách yêu cầu một nhóm đối tượng tái sử dụng những chai nước tương tự trong một tuần và không rửa chúng. Vào cuối tuần, các nhà khoa học lấy một tăm bông và miết xung quanh phần miệng chai. Kết quả là miếng gạc bông chứa rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.
Cách duy nhất để ngăn chặn loại vi khuẩn này phát triển là phải tích cực vệ sinh chai lọ. Nếu là loại chai dùng một lần, hãy vứt đi sau một lần sử dụng. Dù bằng cách nào đi nữa, vùng nắp và miệng chai sẽ luôn mang theo hầu hết các vi khuẩn vì trong mọi trường hợp, tay hoặc miệng của bạn đều sẽ tiếp xúc với chúng. 
Bạn có biết các loại nhựa thường được sử dụng để sản xuất chai đựng nước?
Nhựa PET hay Polyethylene terephthalate (Nhựa số 1) là loại nhựa được sử dụng phổ biến nhất để sản xuất chai đựng nước dùng một lần. Loại nhựa này có thể bị “rò rỉ” hóa chất trong những điều kiện “khắc nghiệt”, chẳng hạn như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay hơi nóng, vì vậy không nên tái sử dụng. 
Nhựa HDPE hay polyethylene mật độ cao (Nhựa số 2), nhựa LDPE hay polyethylene mật độ thấp (Số 4) và nhựa polypropylene (Số 5) cũng được sử dụng làm chai đựng đồ uống, nhưng ít phổ biến hơn và được coi là an toàn. 
Nhựa PVC (Số 3) và Styrene (Số 6) thỉnh thoảng cũng được sử dụng để làm hộp đựng thực phẩm nhưng thường được coi là không an toàn. 
Nhựa số 7 là hỗn hợp của nhiều loại nhựa khác nhau và thường có chứa chất bisphenol A (BPA), là một hợp chất vẫn đang được nghiên cứu kỹ lưỡng vì những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe, đặc biệt là cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các nghiên cứu của Trường Y Tế Cộng đồng thuộc Đại học Harvard cho thấy sự tiếp xúc với BPA có thể gây cản trở cho quá trình sinh sản ở động vật. Hợp chất này cũng có liên hệ với các bệnh về tim mạch và tiểu đường ở con người.
Vi Vi 
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mối nguy hiểm từ chai nước bạn sử dụng hằng ngày