'Khi một người bạn của tôi bị xuất huyết do vết mổ từ ca phẫu thuật chuyển giới trước đó, chúng tôi đã không thể kiếm được bất kỳ trung tâm y tế nào có chuyên môn về mảng này để cầu cứu', M.N - một người chuyển giới nữ tại TP. HCM chia sẻ về khó khăn mà cộng đồng người chuyển giới Việt Nam hiện đang phải đối mặt.

Mong mỏi của người chuyển giới Việt Nam

Một Thế Giới | 30/03/2015, 14:00

'Khi một người bạn của tôi bị xuất huyết do vết mổ từ ca phẫu thuật chuyển giới trước đó, chúng tôi đã không thể kiếm được bất kỳ trung tâm y tế nào có chuyên môn về mảng này để cầu cứu', M.N - một người chuyển giới nữ tại TP. HCM chia sẻ về khó khăn mà cộng đồng người chuyển giới Việt Nam hiện đang phải đối mặt.

Ngày hôm qua (29.03), trung tâm ICS đã kết hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Pháp tổ chức buổi hội thảo ra mắt dự án nâng cao năng lực người chuyển giới mang tên "Cơ thể của tôi, quyền của tôi". 
Nguoi chuyen gioi, quyen thay doi nhan than, ky thi
 
Nguoi chuyen gioi, quyen thay doi nhan than, ky thi
 
Nguoi chuyen gioi, quyen thay doi nhan than, ky thi
 Chi Dung - một người chuyển giới nữ tại Bến Tre
Chi Dung - một người chuyển giới nữ tại Bến Tre, đã chia sẻ: "Khi tôi nói với mẹ mình là người chuyển giới, bà đã rất tức giận và nói với tôi: Tao sinh mày ra là con trai chứ không phải con gái, nhục nhã lắm mày biết không? Mày ở Sài Gòn muốn sống kiểu nào mày sống nhưng mà mày về Bến Tre mày mặc đồ con trai giùm tao đi, chứ tao không muốn người này người kia nói ra nói vào là nhà này vô phước lắm mới có đứa con như mày . Tôi buồn lắm". 
Tuy nhiên, sau 8 năm sinh sống ở Sài Gòn và nhiều lần cố gắng tự tử, Chi Dung đã quyết định dọn về ở chung với mẹ tại Bến Tre được gần 2 năm nay. Chi Dung kể, có lần mẹ mua cho cái áo ngực và nói: "Mẹ mua cho con nè, có dịp thì con cứ mặc. Buổi tối đi chơi con mặc áo dạ hội phải không? Bữa nào mặc cho mẹ coi đi. Hôm nào có người yêu thì dẫn về cho mẹ coi. Khi đó suy nghĩ của Dung đã cân bằng hơn".
Mặc dù vậy, không phải câu chuyện nào cũng có kết thúc có hậu như thế.
Nguoi chuyen gioi, quyen thay doi nhan than, ky thi
 Jessica (phải) - một người chuyển giới nữ tại TP. HCM
Theo một khảo sát vào năm 2014 của Viện nghiên cứu Kinh tế Xã hội và Môi trường (iSEE), 86.8% người chuyển giới Việt Nam đã từng bị kỳ thị bởi thể hiện giới của mình và 68.6% gặp khó khăn với giấy tờ tùy thân. Đặc biệt, việc không được bảo vệ trước pháp luật cũng khiến cho nhóm người này trở nên dễ bị tổn thương khi 16.3% từng bị xâm hại tình dục. 
Ở lĩnh vực sức khỏe, 78.1% người chuyển giới mong muốn phẫu thuật chuyển giới và 11.1% đã phẫu thuật ít nhất một bộ phận trên cơ thể. Trong đó 100% các ca phẫu thuật đều được thực hiện ở nước ngoài (Thái Lan và Hàn Quốc). Tại Việt Nam, không có bất kỳ trung tâm y tế nào có chuyên môn về mảng này cho nên đã dẫn đến rất nhiều khó khăn cho người chuyển giới.
Có thể nói, chữ "T" trong cộng đồng LGBT chính là nhóm người phải chịu nhiều sự phân biệt và kỳ thị nhất từ xã hội. 
Nguoi chuyen gioi, quyen thay doi nhan than, ky thi
Theo trung tâm ICS, năm 2015 được xem là năm đặc biệt quan trọng đối với người chuyển giới Việt Nam khi bộ luật Dân sự 2005 được sửa đổi, trong đó có đề cập đến 2 quyền quan trọng nhất đối với người chuyển giới. Đó chính là quyền được thay đổi tên và giới tính. 
Tại buổi hội thảo, một bản kiến nghị được tổng hợp từ 30 đại diện thuộc cộng đồng người chuyển giới trên cả nước cũng được công bố. Theo đó, họ mong mỏi về một tương lai tươi sáng hơn cho người chuyển giới ở 3 mảng quan trọng nhất là gia đình, giáo dục và xã hội. 
Nguoi chuyen gioi, quyen thay doi nhan than, ky thi
 Ông Huỳnh Minh Thảo (trái) - đại diện của trung tâm ICS
Trao đổi với P.V Một Thế Giới, ông Huỳnh Minh Thảo - đại diện trung tâm ICS, cho biết: "Gia đình chính là cái nôi của mỗi cá nhân, là hạt nhân của xã hội. Bất cứ thành viên nào của cộng đồng người chuyển giới cũng đều mong mỏi cha mẹ sẽ yêu thương và đồng thuận với những chọn lựa của mình, chứ không phải là những khắc nghiệt, chối bỏ..."
"Trên thực tế là có rất nhiều người chuyển giới đã phải bỏ học vì định kiến và sự kỳ thị trong môi trường giáo dục. Họ mong muốn sẽ được mặc đồng phục như giới tính mà mình mong muốn, được giảng dạy về đề tài LGBT trong trường học, được bạn bè tôn trọng, thầy cô yêu thương như bao bạn khác. Có toilet riêng dành cho những bạn có nhóm giới tính khác. Cuối cùng, người chuyển giới đòi hỏi pháp luật phải bảo vệ, và có các chính sách dành riêng cho họ, bởi tính đặc thù và sự cần thiết. Công sở công bằng, tôn trọng năng lực, và y tế sẽ quan tâm đầy đủ hơn đến các nhu cầu chuyển giới, tâm lý của người chuyển giới, để các thành viên không phải đi xa, mắc tiền và nguy hiểm như hiện nay", ông nói thêm.
Nguoi chuyen gioi, quyen thay doi nhan than, ky thi
Dự án nâng cao năng lực "Cơ thể của tôi, quyền của tôi" hiện đang kêu gọi sự tham gia của chính các thành viên thuộc cộng đồng người chuyển giới và hội thảo sáng kiến sẽ được ra mắt vào cuối tháng 4.
Một số hình ảnh tại buổi hội thảo:
Nguoi chuyen gioi, quyen thay doi nhan than, ky thiNguoi chuyen gioi, quyen thay doi nhan than, ky thiNguoi chuyen gioi, quyen thay doi nhan than, ky thiNguoi chuyen gioi, quyen thay doi nhan than, ky thiNguoi chuyen gioi, quyen thay doi nhan than, ky thiNguoi chuyen gioi, quyen thay doi nhan than, ky thiNguoi chuyen gioi, quyen thay doi nhan than, ky thiNguoi chuyen gioi, quyen thay doi nhan than, ky thi
Mai Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Doanh nghiệp ‘chết yểu’ ngày càng nhiều nhưng ngân hàng vẫn sinh lời cao từ cho vay
Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng doanh nghiệp "chết yểu" gia tăng, tín dụng ảm đạm đang tạo thách thức lớn đối với đà phục hồi tăng trưởng 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mong mỏi của người chuyển giới Việt Nam