Theo Bộ GTVT, một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam có khả năng hoàn thành sớm hơn kế hoạch từ 3 - 6 tháng, thậm chí có dự án sớm hơn tới 8 tháng.
Hạ tầng và bất động sản

Một số dự án cao tốc có thể về đích sớm hơn dự kiến 3 - 6 tháng

Lam Thanh 19:29 03/07/2024

Theo Bộ GTVT, một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam có khả năng hoàn thành sớm hơn kế hoạch từ 3 - 6 tháng, thậm chí có dự án sớm hơn tới 8 tháng.

“Chỉ bàn tiến, không bàn lùi”

Tại hội nghị đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm, Chánh Văn phòng Bộ GTVT Uông Việt Dũng cho biết ngay từ những ngày đầu năm, bộ đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ chính trị được giao với tinh thần quyết tâm cao nhất.

“"Chỉ bàn làm, không bàn lùi", "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm"... và Bộ GTVT đạt được nhiều kết quả quan trọng”, ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, một trong những kết quả nổi bật nhất của Bộ GTVT trong 6 tháng đầu năm là công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

dung-1.jpeg
Chánh Văn phòng Bộ GTVT Uông Việt Dũng

Cụ thể, Bộ GTVT đã khởi công 7 dự án đường bộ, 1 dự án đường sắt, trong đó có 2 dự án thành phần đường Hồ Chí Minh sau khi hoàn thành sẽ nối thông toàn tuyến từ Cao Bằng đến đất mũi Cà Mau trong năm 2025.

Về đường bộ, một số đoạn cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2 từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa dự kiến hoàn thành vượt tiến độ từ 3 đến 6 tháng; đã lựa chọn được nhà đầu tư 5/8 trạm dừng nghỉ; đã trình và được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành.

6 tháng đầu năm, toàn ngành đưa 4 dự án đã hoàn thành vào khai thác, trong đó có 2 dự án đường bộ cao tốc được đầu tư theo hình thức BOT là Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Diễn Châu - Bãi Vọt vào ngày 30.6 đã kịp thời đưa vào khai thác 19km còn lại đoạn từ QL46B đến Bãi Vọt theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Qua đó đã đưa vào khai thác toàn bộ 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020 giúp nối thông và rút ngắn thời gian đi từ Hà Nội đến TP. Vinh và từ TP.HCM đến Nha Trang, nâng tổng số kilomet đường bộ cao tốc trên cả nước lên hơn 2.000km.

Ngoài ra, 6 dự án đường sắt giai đoạn 2021 – 2025 đã duyệt dự án và đang triển khai công tác lựa chọn nhà thầu đối với 1 dự án ODA và 1 dự án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2022, 2 dự án đường sắt đô thị TP.Hà Nội và TP.HCM đang được tập trung tháo gỡ, dự kiến tuyến Nhổn - ga Hà Nội đưa vào khai thác tháng 7.2024, tuyến Bến Thành - Suối Tiên đưa vào khai thác tháng 12.2024.

Bộ GTVT cũng đã giao Ban QLDA Đường sắt lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án đường sắt: Hà Nội - Lào Cai - Hải Phòng, Vành đai phía đông Hà Nội, TP.HCM - Cần Thơ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Thủ Thiêm - Long Thành, điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân, giao nhà đầu tư lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Vũng Áng - Mụ Giạ.

dung-4.jpg
Một số dự án cao tốc có thể về đích sớm - Ảnh minh hoạ

Về hàng không, gói thầu 5.10 dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang thi công vượt tiến độ so với hợp đồng, dự án T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phấn đấu hoàn thành trước 3 tháng so với kế hoạch.

Một số dự án có khả năng hoàn thành sớm hơn kế hoạch

Cục trưởng Cục đường cao tốc Việt Nam Lâm Văn Hoàng cho biết dự án đường cao tốc thường đi qua nhiều tỉnh, thành, phân cấp cho các địa phương làm cơ quan chủ quản theo địa bàn. Do đó, các địa phương cần chủ động phối hợp với đơn vị được giao làm đầu mối tổ chức thực hiện về các yêu cầu kỹ thuật, định mức, đơn giá… và các thủ tục liên quan để đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong quá trình triển khai.

Đối với các dự án có nhiều đơn vị tư vấn, ông Hoàng đề nghị chủ đầu tư giao một đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm làm nhiệm vụ tổng thể, có trách nhiệm chính để kiểm soát sự phù hợp, thống nhất chung về các vấn đề kỹ thuật liên quan đến khảo sát, thiết kế cho toàn bộ dự án.

dung-2.jpg
Cục trưởng Cục đường cao tốc Việt Nam Lâm Văn Hoàng

Ông Hoàng cũng nhấn mạnh, thời gian qua việc phối hợp giữa các địa phương trong công tác điều phối nguồn vật liệu xây dựng còn chưa tốt, đề nghị các địa phương cần chủ động phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về nguồn vật liệu xây dựng, kịp thời báo cáo Chính phủ, các bộ ngành cùng hỗ trợ giải quyết theo thẩm quyền.

“Qua kiểm tra thực tế các dự án đường cao tốc đang triển khai, một số chủ đầu tư của địa phương có bộ máy quản lý dự án còn mỏng, năng lực chưa đồng đều. Đề nghị các địa phương cần tăng cường, kiện toàn bộ máy để nâng cao năng lực công tác quản lý dự án”, ông Lâm Văn Hoàng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cũng cho rằng mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành giao thông vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực.

dung-3.jpeg
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng

“Nhiều khó khăn, vướng mắc kéo dài được xử lý, đặc biệt là việc tháo gỡ thủ tục khai thác cát biển; một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam có khả năng hoàn thành sớm hơn kế hoạch từ 3 - 6 tháng, thậm chí có dự án tới 8 tháng. Hai dự án cuối cùng trên tuyến đường Hồ Chí Minh đã được khởi công, cụ thể hóa mục tiêu nối thông toàn tuyến vào năm 2025”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nêu.

Riêng hệ thống trạm dừng nghỉ, Bộ trưởng Thắng cho rằng cần đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư. “Giai đoạn 1 đã làm tốt, giai đoạn 2 phải làm rất nhanh, làm đồng thời. Cần phải lưu ý, nhiều đoạn tuyến thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 đến ngày 30.4 đã hoàn thành. Phải đảm bảo thời điểm khánh thành, dự án được đầu tư đồng bộ các hạng mục, trong đó có hệ thống trạm dừng nghỉ”, ông Thắng nói.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một số dự án cao tốc có thể về đích sớm hơn dự kiến 3 - 6 tháng