Sáng 2.11, hàng trăm hộ tiểu thương ở chợ Lệ Trạch (xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) rất bất bình và bãi thị sau việc chính quyền lệnh cho họ di dời khỏi chợ cũ để xây dựng chợ mới nhưng giá thuê mặt bằng ở chợ mới cao quá mức với thu nhập của họ.

Mua chỗ ngồi bán rau ở chợ quê Đà Nẵng giá 26 triệu đồng?

Một Thế Giới | 02/11/2015, 18:10

Sáng 2.11, hàng trăm hộ tiểu thương ở chợ Lệ Trạch (xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) rất bất bình và bãi thị sau việc chính quyền lệnh cho họ di dời khỏi chợ cũ để xây dựng chợ mới nhưng giá thuê mặt bằng ở chợ mới cao quá mức với thu nhập của họ.

Có khoảng gần 300 hộ tiểu thương đang buôn bán trong đình chợ Lệ Trạch.

Theo trình bày của họ, năm 1998, theo chủ trương của thành phố về việc xây dựng chợ này, họ đã tiến hành đấu giá và được UBND xã Hòa Tiến cấp giấy chứng nhận về việc giao quyền sử dụng lâu dài quầy buôn bán.

Nay, xã Hòa Tiến có thông báo xây dựng lại chợ mới trên nền chợ cũ và yêu cầu tiểu thương sang chợ tạm để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công trong ngày 2.11.2015.

Tiểu thương cho biết, họ hoàn toàn ủng hộ việc xây chợ mới. Tuy nhiên, nhiều vấn đề thắc mắc của họ chưa được giới chức chính quyền giải quyết thỏa đáng.

Mua cho ngoi ban rau o cho que Da Nang gia 26 trieu dong?-hinh-anh-1
 Rất đông tiểu thương phản ánh bức xúc về việc giá quy định qua chợ mới quá cao-
Ảnh: Lê Đình Dũng.

Một đơn kiến nghị tập thể đã được rất nhiều tiểu thương ký tên để thắc mắc 3 vấn đề cơ bản.

Thứ nhất, họ khẳng định trước đây đã bỏ ra một khoản tiền để đấu giá mặt bằng buôn bán và đã được cấp giấy chứng nhận giao quyền sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, nhiều người cho biết xã đã có thông báo giấy chứng nhận này đã không còn giá trị.

Vấn đề cốt lõi nhất là việc áp giá ki-ốt kinh doanh cho các hộ tiểu thương khi vào chợ mới. Đơn cử như sạp gia vị có giá 33,5 triệu đồng, được giảm 12%. Sạp rau sống có giá 26 triệu đồng, được giảm 8%. Sạp cá giá 26 triệu đồng, được giảm 8%. Ki-ốt 8m2 có giá 95 triệu đồng, được giảm 30%...

“Chúng tôi không biết việc áp đặt mức giá trên là căn cứ vào đâu? Mức giá quá cao so với thu nhập của chúng tôi. Trong khi đó, trước đây chúng tôi đã được tiến hành đấu giá và phải trả một khoản lớn để có được mặt bằng kinh doanh như hiện tại rồi. Do đó, chúng tôi không đồng ý với mức giá áp đặt trên”, đơn kiến nghị cho hay.

Đồng thời, với giấy sở hữu mặt bằng lâu dài ở chợ cũ đã đấu giá và trả tiền, tiểu thương yêu cầu chính quyền giải quyết quyền lợi cho họ trong trường hợp họ không đủ khả năng tài chính mua ki-ốt ở chợ mới.

Mua cho ngoi ban rau o cho que Da Nang gia 26 trieu dong?-hinh-anh-2
 Theo thông báo của chính quyền, sáng 2.11, tiểu thương phải di dời khỏi chợ cũ sang chợ tạm để bàn giao mặt bằng nhưng người dân chưa đồng ý- Ảnh: Lê Đình Dũng.

Bà Nguyễn Thị Tính cho biết, tui bán bánh xèo được mấy ngàn đâu, bán chỉ đắt hàng được khoảng 4 giờ chiều, mà dời qua chợ mới mặt bằng phải hai mươi mấy triệu, tiền đâu có.

Anh Nguyễn Văn Đức, một người bán rau cho biết: “Dân chúng tôi chưa biết cái giấy tờ gì hết. Mặt bằng bán rau của tôi ở đây là 3m6, mà ra chỗ mới chưa được 1m mà giá hơn 20 triệu thì chịu sao nổi”.

Chúng tôi đã liên lạc với ông Nguyễn Ái, Chủ tịch UBND xã Hòa Tiến đề nghị gặp để trao đổi thông tin xung quanh sự việc này. Ông Ái cho hay: “Chợ Lệ Trạch thì bọn tui đang làm, có gì đâu trao đổi. Anh cứ gặp các tiểu thương anh nghe thôi, còn chúng tôi tiếp tục công tác vận động bà con ra chợ mới. Trên tình thần làm chợ mới thì vẫn họp hộ dân để vận động chứ đâu có gì đâu. Tiểu thương nói giá cao, họ nói thì nói như thế, còn ở đây chính sách hỗ trợ đầy đủ hết rồi. Anh em cũng tuyên truyền, vận động người ta thôi. Muốn phát triển Hòa Tiến thì phải vậy thôi!”.

Khi được hỏi về những việc tiểu thương phản ánh, Chủ tịch xã Hòa Tiến đẩy PV hỏi chủ đầu tư, hỏi huyện. “Chính sách chúng tôi nắm một phần, còn kênh chính thống là phải gặp huyện, thấy không. Còn khách quan thì anh đi gặp các tiểu thương anh thấy rồi gì nữa, thấy có khách quan không. Sáng nay cũng chưa di dời được, chúng tôi tuyên truyền, vận động họ di dời sang chợ mới theo thông báo di dời, ai chưa đồng ý thì thôi!”, ông Ái nói.

Theo ý ông Ái, xã là cánh tay nối dài, cùng với huyện (là chủ đầu tư) vận động nhân dân xây chợ mới cho lớn lên. UBND huyện nói xã trước mắt cứ tuyên truyền.

“Tui không phải kênh chính thống. Tui đâu có được quyền cung cấp hay không, ý rứa”, ông Ái nói. 

Trái lại, vào cuối chiều nay, ông Đặng Thương, Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang nói rằng: "Chuyện đó là chuyện của xã Hòa Tiến, chợ của xã Hòa Tiến quản lý chứ tôi đâu có biết".

Khi được chuyển lời ông Nguyễn Ái nói lên gặp huyện trả lời, ông Thương nói tiếp: "Đình chỉ hay không làm chi đó thì do xã chứ ở huyện làm sao tôi biết. Hiện nay xây cái chợ đó mà dân không đồng tình, không làm được thì do xã. Chợ xây dân không đồng tình thì cho dừng thôi".

Ông Thương cũng cho biết, chủ trương và ra quyết định xây dựng chợ là từ UBND TP.Đà Nẵng.

Video tiểu thương chợ Lệ Trạch bức xúc vì mức giá vào chợ mới quá cao:
Lê Đình Dũng
>> Chủ nhân mới của biệt thự cổ 35 triệu đô là một nữ doanh nhân 8X? 
>> Cuộc chơi liều lĩnh của Trung Quốc khi xây đảo nhân tạo phi pháp
>> Cường Đôla được nhiều người ủng hộ khi có người yêu mới 
>> Đằng sau chuyện Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon đến thăm nhà thờ dòng họ Phan
>> Tiểu Long Nữ có truyền nhân tại Việt Nam, mỹ nữ bán trà chanh kiếm 80 triệu/tháng
>> Á khôi xinh như hoa bị chỉ trích vì cho ôm thuê giá 5.000 đồng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mua chỗ ngồi bán rau ở chợ quê Đà Nẵng giá 26 triệu đồng?