Sau 10 năm thực hiện kết luận 48 của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung T.Ư Đảng tiếp tục ban hành nghị quyết số 54 ngày 10.12.2019 với mục tiêu phát triển tỉnh Thừa Thiên – Huế lên Thành phố trực thuộc T.Ư ngay trong giai đoạn từ năm 2021 – 2025 và một số mục tiêu cụ thể khác.

Mục tiêu năm 2025 cố đô Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương

Quế Sơn | 14/12/2019, 15:15

Sau 10 năm thực hiện kết luận 48 của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung T.Ư Đảng tiếp tục ban hành nghị quyết số 54 ngày 10.12.2019 với mục tiêu phát triển tỉnh Thừa Thiên – Huế lên Thành phố trực thuộc T.Ư ngay trong giai đoạn từ năm 2021 – 2025 và một số mục tiêu cụ thể khác.

Trong nghị quyết số 54 của Ban chấp hành T.Ư Đảng nêu rõ những thành tích mà tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đạt được trong thời gian thực hiện kết luận số 48, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều hạn chế đến từ nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Cụ thể, trong 10 năm thực hiện kết luận 48, kinh tế tăng trưởng bình quân 7,2%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước, năm 2018 kinh tế tăng trưởng gần gấp 2 lần, thu nhập bình quân đầu người đạt 1,770 USD, tăng 2,2 lần so với năm 2009. Trong đó ngành du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn của toàn tỉnh.

Lãnh đạo TT-Huế nỗ lực hết sức cho công cuộc phát triển - Ảnh: QS

Ngoài ra, công tác quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch đạt kết quả tích cực, kết cấu hạ tầng-xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông được quan tâm đầu từ phát triển. Liên kết với các vùng kinh tế trọng điểm miền trung được chú trọng, nhất là trong phát triển du lịch. Quần thể di tích cố đô Huế và các danh lam, thắng cảnh được giữ gìn, phục hồi và tôn tạo, mang diện mạo của cố đô lịch sử. Huế trở thành trung tâm đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu, đặc biệt được công nhận là thành phố Festival của Việt Nam và thành phố văn hóa – du lịch ASEAN.

Trên quan điểm xây dựng và phát triển Thừa Thiên – Huế phát triển thành thành phố trực thuộc T.Ư dựa vào nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện môi trường và thông minh, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp, nông nghiệp và công nghệ cao là nền tảng. Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc T.Ư có ý nghĩa cả về kinh tế-xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng của cả nước.

TT- Huế tận dụng thế mạnh về du lịch, văn hóa - di sản - Ảnh: QS

Theo đó, Ban chấp hành T.Ư Đảng nêu rõ mục tiêu đến năm 2025 Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tiếp đó đến năm 2030, Thừa Thiên – Huế trở thành trung tâm lớn đặc sắc của khu vực Đông Nam Á, về văn hóa du lịch và y tế chuyên sâu. Một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học – công nghệ, giáo dục và đào tạo, đa ngành, đa lĩnh vực…

Tầm nhìn đến năm 2045 Thừa thiên – Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu của châu Á. Cùng với đó, chỉ tiêu giai đoạn năm 2021-2025 tăng trưởng GRDP/người đạt7,5-8,5%/ năm phấn đấu năm 2025 GRDP đầu người đạt 3.500-4000 USD (theo cách tính hiện hành), vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12%/năm, thu ngân sách tăng 12-13%/năm, phấn đấu năm 2025 cân bằng ngân sách.

Kế hoạch mở rộng thành phố Huế được ưu tiên thực hiện trước năm 2022 - Ảnh:QS

Đến năm 2030, GRDP đầu người đạt 5.500-6000 USD, tỉ lệ đô thị hóa đạt 65-70%, 100% dân số được sử dụng nước sạch. Đồng thời tỷ lệ lao động qua đào tạo ở năm 2030 phải đạt 75-80%. Hơn nữa, 100% các khu đô thị, 85% các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải trắng, toàn bộ các chất thải y tế phải được thu gom xử lý theo tiêu chuẩn quy định.

Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, Ban chấp hành T.Ư Đảng yêu cầu tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ Thừa Thiên – Huế đạt được mục tiêu đã đề ra. Trung ương, các tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho địa phương này trở thành thành phố trực thuộcTrung ương.

Quế Sơn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mục tiêu năm 2025 cố đô Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương