Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lên tiếng phản đối Trung Quốc áp bức các nước láng giềng Đông Nam Á trong các tranh chấp ở Biển Đông và việc xây dựng đập trên sông Mê Kông.

Mỹ chỉ trích Trung Quốc áp bức ở Biển Đông và làm cạn kiệt sông Mê Kông

Anh Tú | 02/08/2019, 07:00

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lên tiếng phản đối Trung Quốc áp bức các nước láng giềng Đông Nam Á trong các tranh chấp ở Biển Đông và việc xây dựng đập trên sông Mê Kông.

Tại Bangkok, ông Pompeo cho biết ông đã thúc giục các đồng minh khu vực lên tiếng chống lại sự áp bức của Trung Quốc ở Biển Đông và trước đó cho biết việc xây đập ở thượng nguồn sông Mê Kông đã khiến mực nước lưu vực hạ lưu cạn kiệt nhất trong hàng thập kỷ.

Sau khi gặp Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Pompeo cho biết cả hai nước đều muốn cải thiện các mối quan hệ có liên quan đến các vấn đề từ thương mại, các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với công ty Huawei, tình hìnhĐài Loan đến chuyệnhàng hải trên Biển Đông. “Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc nếu điều đó thúc đẩy lợi ích của Mỹ", ông Pompeo viết trên Twitter.

Ông Pompeo cho biết phía Mỹ tỏ thái độ rất thẳng thắn về những nơi mà Washington đang hy vọng Trung Quốc sẽ hành xử theo cách không giống như Bắc Kinh đang làm hiện nay.

Trong khi đó, ông Vương Nghị có phần hạ tone khi đề cập đến buổi đối thoại. Ông Vương Nghị nói rằng: "Vào những thời điểm khác nhau, có nhiều vấn đề nảy sinh giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng dù đó là vấn đề gì, điều quan trọng là hai bên đã ngồi lại và thảo luận trực tiếp với nhau".

Ông cũng nói thêm rằng ông và Ngoại trưởng Pompeo đã "có một cuộc trao đổi sâu, giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau". Ông Vương Nghị cũng kêu gọi Mỹ giải quyết các vấn đề liên quan đến Hong Kong và Đài Loan một cách thận trọng.

Trước đó, Bộ ngoại giao Mỹ cũng từng chính thức phản đối hành động của Trung Quốc tại Biển Đông. Hôm 20.7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Morgan Ortagus tuyên bố: “ Mỹ rất quan ngại trước các báo cáo về những can thiệp của Trung Quốc vào hoạt động khai thác dầu và khí trên Biển Đông, bao gồm cả việc thăm dò và khai thác từ lâu của Việt Nam. Điều này là đe dọa an ninh năng lượng khu vực và làm suy yếu thị trường năng lượng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở".

Thông cáo viết: "Yêu sách của Trung Quốc và việc quân sự hoá các căn cứ trên Biển Đông, cùng với các hành động nhằm khẳng định các tuyên bố lãnh hải phi pháp trên Biển Đông, bao gồm sử dụng các lực lượng quân sự trên biển để doạ nạt, gây hấn và đe doạ các nước khác, làm xói mòn hoà bình và an ninh ở khu vực".

Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định Trung Quốc đang gia tăng áp lực lên các nước ASEAN để buộc các nước này chấp nhận COC với điều khoản hạn chế quyền hợp tác với các bên hay các nước thứ 3 sau này, nhằm hướng tới việc khống chế quyền khai thác nguồn dầu và khí trên Biển Đông.

Trước tình hình trên, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố: "Nước Mỹ kiên quyết chống lại việc gây hấn và đe doạ bởi bất kỳ bên nào nhằm khẳng định tuyên bố về lãnh thổ hay lãnh hải. Trung Quốc nên chấm dứt ngay thói bắt nạt và kiềm chế các kiểu hành vi gây sự và gây mất ổn định thế này".

Anh Tú
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ chỉ trích Trung Quốc áp bức ở Biển Đông và làm cạn kiệt sông Mê Kông