Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết nước này đang ở trong “thời đại hạt nhân mới” và chuẩn bị thay đổi cách tiếp cận để đối phó với các mối đe dọa hạt nhân trên thế giới.
Quốc tế

Mỹ công bố chiến lược vũ khí hạt nhân mới, không coi Triều Tiên là 'đối thủ'

Hoàng Vũ (theo Newsweek) 22:10 02/08/2024

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết nước này đang ở trong “thời đại hạt nhân mới” và chuẩn bị thay đổi cách tiếp cận để đối phó với các mối đe dọa hạt nhân trên thế giới.

Phát biểu tại một sự kiện do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức tại Washington hôm 1.8, quyền trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Vipin Narang cho biết “cách tiếp cận cạnh tranh hơn” sẽ được Lầu Năm Góc thực hiện để tăng cường khả năng đối đầu hạt nhân trong không gian và đối phó với hoạt động gia tăng lực lượng hạt nhân tiềm năng của các nước đối thủ như Nga và Trung Quốc.

Bình luận về Nga, quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ Moscow được cho là đang phát triển một vệ tinh mới có khả năng đe dọa các vệ tinh của Mỹ trên quỹ đạo.

stanford.png
Quyền trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Vipin Narang - Ảnh: Stanford

Ông Narang cũng nhấn mạnh Bộ Quốc phòng Mỹ cần chú ý đến viễn cảnh các nước đối thủ của nước này đưa vũ khí hạt nhân vào không gian, gây ra mối đe dọa đối với các vệ tinh do các quốc gia và công ty trên toàn cầu vận hành, cũng như các dịch vụ truyền thông, khoa học, khí tượng, nông nghiệp, thương mại và an ninh quốc gia quan trọng.

“Ngay cả khi việc phát nổ vũ khí hạt nhân trong không gian không trực tiếp giết chết con người, thì tác động gián tiếp có thể gây ra thảm họa cho toàn thế giới”, ông nói.

Triều Tiên không phải là "đối thủ" của Mỹ

Narang chia sẻ mối quan ngại hạt nhân của Triều Tiên, cho rằng Bình Nhưỡng chưa phải là “đối thủ” của Mỹ dù nước này vẫn tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa và cải thiện năng lực hạt nhân, tên lửa đạn đạo.

Tuy nhiên, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định Washington sẽ “không thể phớt lờ Triều Tiên” và sự phát triển trong chương trình vũ khí của nước này, đặc biệt là khi xem xét mối quan hệ đối tác với Nga. “Trên hết, mối quan hệ đối tác chiến lược CHDCND Triều Tiên-Nga đang rất phát triển”, ông nói.

Ông Narang đề xuất, cách tiếp cận mới trước hết dựa trên nguyên tắc triển khai “một lực lượng răn đe hạt nhân hiện đại” có thể “ngăn chặn các cuộc tấn công chiến lược”, đồng thời “củng cố mạng lưới đồng minh và đối tác của Mỹ”.

Quan chức Lầu Năm Góc cũng kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào thế hệ tài năng và nhà lãnh đạo tiếp theo “để định hướng tư duy chiến lược và định hình cơ sở hạ tầng và năng lực tương lai của Mỹ trong kỷ nguyên cạnh tranh hạt nhân này”.

Tương lai của hiệp ước hạt nhân Mỹ-Nga

Đề cập đến Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) - ông Narang ám chỉ Mỹ sẽ từ bỏ nếu Nga không tuân thủ và thúc giục nước này chuẩn bị nối lại hiệp ước.

“Chúng tôi cũng sẽ tuân thủ các giới hạn cốt lõi của New START trong suốt thời hạn của hiệp ước, miễn là chúng tôi đánh giá rằng Nga vẫn tiếp tục làm như vậy. Nhưng trong một thế giới không chắc chắn, việc duy trì lựa chọn thay đổi hướng đi vào ngày mai đòi hỏi chúng ta phải đưa ra các quyết định và đầu tư cần thiết ngay hôm nay”, ông cho hay.

Được biết, New START được Nga và Mỹ ký năm 2010, đặt ra khuôn khổ giảm số lượng các loại vũ khí chiến lược như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, bệ phóng, đầu đạn, máy bay ném bom hạng nặng và vũ khí hạt nhân. Cụ thể, hiệp ước giới hạn cả hai nước ở mức 1.550 đầu đạn hạt nhân và 700 tên lửa và máy bay ném bom được phép triển khai.

New START, dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 2.2026. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 2 năm ngoái đã công bố quyết định tạm ngừng tham gia hiệp ước. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sau đó cũng đã bác bỏ khả năng đàm phán với Mỹ về New START mà không xem xét đến tình hình ở Ukraine.

Ngoài ra, trong suốt bài phát biểu của mình, ông Narang nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ không chủ động phát động một cuộc cạnh tranh về vũ khí hạt nhân.

“Nếu đối thủ của chúng ta đưa ra những lựa chọn khác, chúng tôi cũng sẽ làm vậy. Nhưng cho đến nay, họ vẫn chưa làm vậy và không tỏ ra quan tâm đến điều tương tự. Vì vậy, nếu các đối thủ của Mỹ tiếp tục đi theo hướng hiện tại, Mỹ cùng với các đồng minh và đối tác đều rất sẵn sàng đối phó”, quan chức quốc phòng Mỹ cho biết.

Bài liên quan
Ông Biden yêu cầu tăng sự hỗ trợ Sở Mật vụ Mỹ
Sở Mật vụ Mỹ (USSS) đang chịu sức ép lớn khi cựu Tổng thống Donald Trump vừa bị ám sát hụt lần 2 chỉ trong vòng 2 tháng.

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, khôi phục sản xuất, kinh doanh
một giờ trước Thị trường và chính sách
Chính phủ đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ công bố chiến lược vũ khí hạt nhân mới, không coi Triều Tiên là 'đối thủ'