Theo ấn phẩm khoa học Journal of Economic Entomology, nhà côn trùng học Vanessa Lopez ở Cục lâm nghiệp Mỹ và các đồng nghiệp đã tiến hành một loạt thí nghiệm để tìm hiểu xem loài bọ cánh cứng sừng dài châu Á (Anoplophora glabripennis) có thể bay được bao nhiêu xa.

Mỹ đau đầu tìm cách hóa giải bọ mọt gỗ từ Trung Quốc

03/05/2017, 07:10

Theo ấn phẩm khoa học Journal of Economic Entomology, nhà côn trùng học Vanessa Lopez ở Cục lâm nghiệp Mỹ và các đồng nghiệp đã tiến hành một loạt thí nghiệm để tìm hiểu xem loài bọ cánh cứng sừng dài châu Á (Anoplophora glabripennis) có thể bay được bao nhiêu xa.

Bọ mọt gỗ châu Á gây hại cho ngành lâm nghiệp Mỹ

Loài Anoplophora glabripennis, còn gọi là mọt gỗ Anoplophora là loài bọ cánh cứng màu đen bóng và có đốm trắng này là một loài dịch hại nguy hiểm đối với các loài cây gỗ cứng tại quê hương của chúng là Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Loài mọt này đã và đang trú ngụ trong các bao bì bằng gỗ cứng tại Mỹ và Anh và sự phá hoại của chúng đã được thông báo tại New York năm 1996 và Chicago năm 1998. Loài bọ này bị coi là côn trùng gây hại nguy hiểm. Sâu bướm bọ cánh cứng sừng dài gây tổn hại cho hơn một chục loài cây.

Tại Mỹ, loài bọ cánh cứng này đã xuất hiện vào giữa những năm 1990, khi ấu trùng ẩn chứa bên trong bao bì gỗ nhập từ Trung Quốc. Kể từ đó nó đã lan rộng ra đáng kể, gây ra những tổn thất nhiều triệu USD cho ngành lâm nghiệp Mỹ cũng như giáng một đòn nghiêm trọng cho ngành sản xuất xirô maple (xirô phong) ở vùng Tây Bắc Mỹ. Cơ quan bảo vệ thực vật Mỹ đã áp dụng các biện pháp kiểm dịch để chống những con bọ sừng dài châu Á, nhưng chỉ có thể xác định ranh giới cách cần thiết sau khi có dữ liệu số liệu chính xác về tốc độ lan truyền của bọ.

Các thí nghiệm do Vanessa Lopes tiến hành chính là nhằm mục đích đó. Những dự liệu ban đầu về sự phân bố của bọ cánh cứng được thu thập trên cơ sở quan sát chúng trong tự nhiên, nhưng các nhà sinh học lo ngại về khả năng thông tin không đầy đủ.

Vanessa Lopez và các đồng nghiệp đã tìm cách buộc bọ cánh cứng sừng dài châu Á bay theo đường vòng được gắn liền với một thiết bị đặc biệt, giống chiếc đu quay. Mỗi thiết bị lại được kết nối với một máy tính xách tay để thu thập và phân tích dữ liệu. Đồng thời, các nhà côn trùng học đã đánh giá khả năng bay của bọ cánh cứng dài sừng khi còn non và già, khi no và đói, khi bay đi giao phối và không giao phối, khả năng bay của con đực và con cái.

Họ đã phát hiện ra rằng khả năng bay xa của bọ cánh cứng, tùy thuộc nhiều nhất vào thức ăn và tuổi.Và bọ cánh cứng già (5 hoặc nhiều ngày sau khi rời khỏi kén) bay xa hơn và thường xuyên hơn so với con non, con đã ăn no bay xa hơn con đói. Còn các yếu tố khác coi như không như không đáng kể.

Kết quả cuối cùng là đã xác định được khoảng cách bay bọ cánh cứng tối đa là 13,6 km, trong khi dữ liệu trước đó cho thấy chỉ là 2,3 km. Do đó, theo các nhà sinh học, cần mở rộng ranh giới của các khu cách ly để chống lại sự lan rộng của dịch bọ mọt gỗ.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Quân đội Pháp
13 giờ trước Sự kiện
Sáng 6.5 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sebastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ đau đầu tìm cách hóa giải bọ mọt gỗ từ Trung Quốc