Theo báo Guardian ngày 7.7, từ lời đề nghị của chủ nhân Nhà Trắng, đã có đồn đoán rằng Washington sẽ nới lỏng vài quy định hạn chế bán vũ khí cho khu vực Đông Bắc Á sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ sáu ngày 3.9.

Mỹ muốn nới lỏng quy định bán vũ khí cho các đồng minh để kiềm chế Bắc Hàn

07/09/2017, 18:21

Theo báo Guardian ngày 7.7, từ lời đề nghị của chủ nhân Nhà Trắng, đã có đồn đoán rằng Washington sẽ nới lỏng vài quy định hạn chế bán vũ khí cho khu vực Đông Bắc Á sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ sáu ngày 3.9.

Vệ tinh do thám Spy-6 trên chiến hạm Mỹ - Ảnh: Naval Today

Bán vũ khí hiện đại phải có sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ

Ngày 5.9, vị tỉ phú Mỹ viết trên Twitter cho biết ông "cho phép Nhật - Hàn mua nhiều phương tiện quân sự hiện đại của Mỹ". Với căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, ông Trump đã “đồng ý trên nguyên tắc” cho các thỏa thuận trị giá hàng tỉ USD chuyển giao vũ khí cho các đồng minh.

Nhật Bản đang nỗ lực hiện đại hóa quân đội, nhất là hệ thống phòng thủ tên lửa, nhưng chưa có thông tin xác nhận Mỹ sẽ dở bỏ hạn chết xuất khẩu vũ khí cho Tokyo.

Mỹ hạn chế bán công nghệ tên lửa hiện đại cho một nhóm nhỏ đồng minh. Bất kỳ sự thay đổi nào đều phải có sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ và Cục an ninh công nghệ quốc phòng thuộc Lầu Năm Góc, nên không thể nói đó là “quà tặng” của ông Trump.

Theo Guardian, chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe đang xem xét Nhật có nên trang bị khả năng tấn công hay không, vì Hiến pháp yêu chuộng hòa bình hậu Thế chiến 2 (do Mỹ soạn thảo) hạn chế việc mua vũ khí tấn công.

Theo Reuters, Tokyo đề nghị bán radar mới và mạnh Spy-6 để tăng tính hiệu quả cho hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis (phóng từ trên bộ) mà Nhật tính triển khai trong vài năm tới. Đề xuất này đã bị Mỹ bác bỏ.

Lầu Năm Góc nói Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis hôm 6.9 đã gọi điện cho người đồng cấp Nhật Itsunori Onodera, nhắc lại cam kết Mỹ bảo vệ Nhật và sẽ cùng Nhật tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo. Không rõ radar Spy-6 có được đề cập hay không.

Hàn Quốc lập lữ đoàn đặc nhiệm để ám sát lãnh đạo Triều Tiên

Ông Mattis cũng điện thoại cho người đồng cấp Hàn Quốc Song Young-moo, người đã đề nghị Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở bán đảo Triều Tiên (lần đầu tiên kể từ năm 1991) cùng các phương tiện chiến lược như tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom B-52.

Cho đến nay, Mỹ bác đề nghị tái triển khai vũ khí hạt nhân. Tuyên bố của Lầu Năm Góc nói rằng trong cuộc điện thoại của hai ông Mattis - Song, ông Mattis chỉ nhấn mạnh “bất kỳ mối đe dọa đới với Mỹ và lãnh thổ Mỹ hoặc đồng minh đều sẽ bị phản ứng quân sự mạnh mẽ và hiệu quả”.

Hàn Quốc cũng đang ráo riết lập một lữ đoàn đặc nhiệm với mục tiêu ám sát bộ máy lãnh đạo Triều Tiên. Đơn vị này dự kiến được ra mắt vào ngày 1.12 tới và sẽ phối hợp với đơn vị đặc nhiệm hải quân Mỹ Seal Team 6 - lực lượng từng tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.

Bộ trưởng Quốc phòng Song Young-moo ngày 4.9 xác nhận thông tin này và nói thêm rằng Hàn Quốc có thể lập đơn vị này vào ngày 1.12.

Seoul muốn sở hữu bom khủng xuyên thủng pháo đài ngầm của địch

Trong cuộc nói chuyện qua điện thoại 40 phút ngày 4.9, hai lãnh đạo Mỹ - Hàn đồng ý xóa bỏ giới hạn trọng lượng đầu đạn quy ước của Hàn Quốc, điều này có nghĩa xóa bỏ quy định tên lửa do quân đội Hàn Quốc phát triển bị giới hạn tầm bắn ở mức 800 km và nặng không quá 500 kg.

Quy định này do Mỹ - Hàn thỏa thuận năm 2012 nhằm tránh một cuộc chạy đua vũ trang khu vực. Việc dỡ bỏ quy định sẽ cho phép Hàn Quốc có hỏa lực mạnh hơn để tấn công Triều Tiên nếu xảy ra xung đột quân sự giữa hai miền Hàn - Triều. Gần đây, chính phủ Mỹ đồng ý với Hàn Quốc rằng Seoul có thể triển khai tên lửa có sức nặng 1.000 kg.

Chính phủ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in muốn hiện đại hóa quân đội để có thể nắm toàn quyền kiểm soát lực lượng trong thời chiến một khi Mỹ chuyển giao quyền chỉ huy. Điều này có nghĩa phải tăng đáng kể hệ thống vệ tinh liên lạc.

Hàn Quốc cũng được cho là muốn sở hữu bom chính xác tầm xa "khủng" có thể xuyên thủng pháo đài ngầm của địch (JASSM) nhưng cho đến nay Washington chưa đồng ý.

Hiện cả 6 hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đã được Mỹ triển khai tại một sân golf cách biên giới Triều Tiên 300 km.

Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc, bị người dân phản đối

Hồi đầu năm nay, quân đội Hàn Quốc cho biết đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo với tầm bắn 800 km, đủ sức đặt cả lãnh thổ Triều Tiên vào tầm ngắm.

Quân đội Hàn Quốc cũng đang cân nhắc việc phát triển một loại tên lửa đạn đạo uy lực nhằm phá hủy những cơ sở quân sự hay bộ chỉ huy ngầm của Triều Tiên.

Chính quyền Hàn Quốc đang xem xét kế hoạch chế tạo loại tên lửa đạn đạo đất đối đất, có khả năng mang theo đầu đạn 2 tấn và có tầm bắn bao phủ toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên.

Theo giới chuyên gia, nếu được phép phát triển tên lửa mới mang đầu đạn hơn 2 tấn, Hàn Quốc sẽ có trong tay công cụ giúp nước này nâng cao năng lực đánh trả các căn cứ ngầm của Triều Tiên, thay vì phải dựa vào các loại vũ khí của Mỹ như bom xuyên thủng pháo đài ngầm.

Vĩnh Thụy (theo Guardian)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ muốn nới lỏng quy định bán vũ khí cho các đồng minh để kiềm chế Bắc Hàn