Báo cáo của Lầu Năm Góc hôm 1.9 cho thấy việc Trung Quốc đang phát triển quân sự cạnh tranh với Mỹ. Việc Bắc Kinh sở hữu một kho vũ khí tên lửa tầm trung lớn được một số người coi là động cơ thúc đẩy chính quyền Trump rút khỏi hiệp ước INF năm 1987 với Nga.

Mỹ phải bỏ Hiệp ước tên lửa INF với Nga là để rộng tay đối phó Trung Quốc

Anh Tú | 02/09/2020, 12:09

Báo cáo của Lầu Năm Góc hôm 1.9 cho thấy việc Trung Quốc đang phát triển quân sự cạnh tranh với Mỹ. Việc Bắc Kinh sở hữu một kho vũ khí tên lửa tầm trung lớn được một số người coi là động cơ thúc đẩy chính quyền Trump rút khỏi hiệp ước INF năm 1987 với Nga.

Theo báo cáo của Lầu Năm Góc mới công bố hôm qua 1.9, Trung Quốc đang cố gắng tăng ít nhất làgấp đôi số lượng đầu đạn hạt nhân trong trong thập kỷ tới và trong một số lĩnh vực quân sự, Trung Quốc đã sánh ngang hoặc vượt qua Mỹ.

Báo cáo nêu chi tiết về khả năng quân sự của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đang gia tăng liên quan đến một loạt vấn đề như các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông hay sự ủng hộ của Mỹ đối với Đài Loan. Báo cáo cũng được công bố trong thời điểm nhạy cảm của nước Mỹ khi chỉ còn 2 tháng nữa là tiến hành cuộc bầu cử Tổng thốngnăm 2020. Thời điểm này, Tổng thống Donald Trump đang tìm cách biến lập trường ngày càng cứng rắn đối với Bắc Kinh trở thành một công cụ quan trọng trong chiến dịch tranh cử.

Báo cáo cho biết: “Trong thập kỷ tới, kho dự trữ đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc - hiện ước tính ít nhất là 200 - dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi khi Trung Quốc mở rộng và hiện đại hóa các lực lượng hạt nhân”, đồng thời báo cáo cho biết thêm rằng số lượng đầu đạn gắn trên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc "có khả năng đe dọa Mỹ dự kiến ​​sẽ tăng lên khoảng 200 trong 5 năm tới".

"Lực lượng hạt nhân của Trung Quốc sẽ phát triển đáng kể trong thập kỷ tới khi nước này hiện đại hóa, đa dạng hóa và tăng số lượng các khí tài phóng đầu đạn hạt nhân từ đất liền, trên biển và trên không", báo cáo cho biết thêm rằng "Trung Quốc đang theo đuổi ' bộ ba hạt nhân 'với sự phát triển của tên lửa đạn đạo gắn đầu đạn hạt nhân phóng từ trên không và cải thiện khả năng phóng đầu đạn hạt nhân từ mặt đất và trên biển".

Bắc Kinh từ chối tham gia các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí

Chính quyền Trump từ lâu đã tìm cách đưa Trung Quốc vào các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân với Nga, điều mà Bắc Kinh đã từ chối với lý do kho hạt nhân của họ vẫn còn khiêm tốn so với Mỹ và Nga. Hiệp ước START mới giới hạn Nga và Mỹ có khoảng 1.550 đầu đạn hạt nhân trên các Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ cả trên bộ, trên biển hay trên không.

Báo cáo cũng nói rằng "Trung Quốc đã sánh ngang - hoặc thậm chí vượt xa – Mỹ trong một số lĩnh vực hiện đại hóa quân sự", như đóng tàu, chế tạo tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo trên đất liền và các tổ hợp phòng không.

Báo cáo cũng lưu ý rằng Trung Quốc đang sở hữu "lực lượng hải quân lớn nhất thế giới" với khoảng 350 tàu chiến và tàu ngầm, "trong đó có hơn 130 tàu chiến chủ lực. Để so sánh thì cần biết vào đầu năm 2020, lực lượng Hải quân Mỹ cókhoảng 293 tàu chiến chủ lực".

Báo cáo cho biết "Trung Quốc có hơn 1.250 tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất (GLBM) và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất (GLCM) với tầm bắn từ 500 đến 5.500 km". Vào năm 2019, Bắc Kinh "đã phóng số tên lửa đạn đạo để thử nghiệm và huấn luyện nhiều hơn so với cả thế giới cộng lại".

Việc Bắc Kinh sở hữu một kho vũ khí tên lửa tầm trung lớn được một số người coi là động cơ thúc đẩy chính quyền Trump rút khỏi hiệp ước INF năm 1987 với Nga. Trong khi Mỹ đã bắt đầu phát triển trở lại tên lửa tầm trung, Trung Quốc vẫn có lợi thế đáng kể trong lĩnh vực đó.

Báo cáo lưu ý rằng Trung Quốc tiếp tục tăng cường chi tiêu quân sự với tốc độ vượt hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, khiến chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc vượt trội so với các nước khác trong khu vực. Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản năm 2019 khoảng 54 tỉ USD, Hàn Quốc khoảng 40 tỉ USD và của Đài Loan là 10,9 tỉ USD.

Ngân sách quốc phòng được Trung Quốc công bố vào năm 2019 là 174 tỉ USD, chỉ bằng 1/4 so với ngân sách của Mỹ là khoảng 685 tỉ USD. Tuy nhiên, báo cáo của Lầu Năm Góc nói rằng ngân sách quân sự được Bắc Kinh công bố đã "bỏ qua một số hạng mục chi tiêu chính", như ngân sách cho nghiên cứu, phát triển và mua sắm vũ khí nước ngoài.

Báo cáo nói rằng Trung Quốc vẫn còn cần nhiều tiền hơn nữa để thực hiện liên quan đến đầu tư quân sự và chiến dịch hiện đại hóa quân đội. Chẳng hạn, một số đơn vị bộ binh Trung Quốc vẫn đang sử dụng các thiết bị quân sự "lỗi thời" có từ thời Mao chủ tịch

Mối quan tâm đặc biệt đối với các nhà hoạch định quân sự của Mỹ là nỗ lực hiện đại hóa lực lượng của Trung Quốc có đe dọa đến Đài Loan không.Giống như các báo cáo trước đây của Bộ Quốc phòng Mỹ về quân đội Trung Quốc, báo cáo năm nay lặp lại quan điểm Trung Quốc đã đạt được những bước tiến trong việc vượt qua những thách thức để thâu tóm Đài Loan, đồng thời báo cáo lưu ý rằng Đài Bắc cũng đang tìm cách cải thiện vị thế quân sự của mình để có thể ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công nào.

Báo cáo của Lầu Năm Góc cũng nói rằng Trung Quốc "có khả năng đã xem xét các địa điểm" làm các căn cứ hậu cần quân sự ở Myanmar, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Pakistan, Sri Lanka, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kenya, Seychelles, Tanzania, Angola và Tajikistan.

A.T (theo CNN)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ phải bỏ Hiệp ước tên lửa INF với Nga là để rộng tay đối phó Trung Quốc