Để đối phó với cuộc khủng hoảng môi trường với hàng chục triệu tấn rác thải ra mỗi ngày sau khi Trung Quốc ngừng nhập rác phế liệu, các nhà khoa học Mỹ đang phát triển loại robot có trang bị trí tuệ nhân tạo và cải thiện tính năng xúc giác để làm việc trong các nhà máy phân loại và tái chế phế liệu.

Mỹ phát triển robot tái chế rác thải

28/07/2019, 16:24

Để đối phó với cuộc khủng hoảng môi trường với hàng chục triệu tấn rác thải ra mỗi ngày sau khi Trung Quốc ngừng nhập rác phế liệu, các nhà khoa học Mỹ đang phát triển loại robot có trang bị trí tuệ nhân tạo và cải thiện tính năng xúc giác để làm việc trong các nhà máy phân loại và tái chế phế liệu.

Một núi rác ở New York - Ảnh: Getty Images

Theo cnbc.com, nước Mỹ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng môi trường khi phải tái chế hàng chục triệu tấn rác mỗi ngày sau khi các cơ sở tái chế lớn nhất thế giới ở Trung Quốc ngừng nhập hầu hết nhựa phế liệu và bìa cứng của Mỹ. Lý do được đưa ra là vấn nạn ô nhiễm và phế liệu nhựa tràn ngập các cơ sở chế biến của chính Trung Quốc. Trong lịch sử, Trung Quốc đã tái chế phần lớn rác thải của Mỹ.

Hiện tại, chính quyền Mỹ muốn giải quyết vấn đề rác thải với sự trợ giúp của robot được đào tạo với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Một trong những vấn đề chính của rác thải ở Mỹ là tất cả các vật liệu có thể tái chế thường được đổ vào một thùng chứa. Trung Quốc hiện có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để tái chế phế liệu và thùng rác của Mỹ không phù hợp với yêu cầu của Trung Quốc.

Để đối phó với thảm họa môi trường, các công ty và nhà khoa học Mỹ đang phát triển robot với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo, làm việc trong các nhà máy chế biến rác và cải thiện kiểm soát chất lượng. Mục tiêu của họ là cho robot đảm nhận công việc bẩn thiểu và nguy hiểm mà mọi người đang làm.Theo báo cáo từ Trường y tế công cộng tại Đại học Illinois, công nhân tái chế rác có nguy cơ bị thương tật cao gấp đôi so với công nhân tại các nhà máy khác.

Robot sẽ phân loại rác nhờ hệ thống camera và máy tính được đào tạo để nhận ra các vật thể cụ thể. Các ngón kẹp hoặc ngón tay máy có kích thước lớn trang bị các bộ cảm biến sẽ giúp robot lấy đồ vật và đặt chúng vào các ngăn thích hợp.

Nhà nghiên cứu Lily Chin, tại phòng thí nghiệm robot của MIT, đang tìm cách phát triển các bộ cảm biến cho loại robot này, có thể cải thiện khả năng xúc giác để robot có thể phát hiện ra nhựa, giấy và kim loại bằng ngón tay. Loại robot hiện nay chủ yếu dựa vào thị giác máy tính nên có thể bị nhầm lẫn và mắc lỗi. Vì vậy, bây giờ các nhà khoa học muốn tích hợp các tính năng xúc giác mới cho robot.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ phát triển robot tái chế rác thải