Đài CNN cho biết giới chức châu Âu tin rằng vụ việc lưu lượng của hai tuyến cáp internet ngầm ở biển Baltic bất ngờ bị gián đoạn mới đây là do hành động phá hoại, nhưng phía Mỹ lại nghĩ có khả năng đây chỉ là vụ tai nạn.
Chuyển động

Mỹ và châu Âu bất đồng ý kiến về nguyên nhân làm hỏng 2 tuyến cáp ngầm biển Baltic

Cẩm Bình 21/11/2024 16:11

Đài CNN cho biết giới chức châu Âu tin rằng vụ việc lưu lượng của hai tuyến cáp internet ngầm ở biển Baltic bất ngờ bị gián đoạn mới đây là do hành động phá hoại, nhưng phía Mỹ lại nghĩ có khả năng đây chỉ là vụ tai nạn.

Từ sáng 17 - 18.11, tuyến BCS East-West giữa Lithuania với Thụy Điển cùng tuyến C-Lion 1 giữa Phần Lan với Đức xảy ra gián đoạn. Công ty Viễn thông Telia Lithuania (khai thác BCS East-West) xác định sự cố không phải vì hỏng thiết bị mà vì cáp quang hư hỏng. Công ty Viễn thông Cinia (khai thác C-Lion 1) chưa tìm ra nguyên nhân sự cố, nhưng phán đoán gián đoạn dường như do cáp bị ngoại lực tác động.

2024-11-21-141819.png
Hạ tầng dưới biển thường dễ gặp sự cố - Ảnh: CNN

Giới chức châu Âu nhanh chóng bày tỏ sự nghi ngờ. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius tuyên bố: “Chẳng ai tin hai tuyến cáp này vô tình gặp sự cố cả”. Hai ngoại trưởng Phần Lan và Đức ra tuyên bố chung: “Sự cố như vậy ngay lập tức làm dấy lên nghi ngờ về hành động cố ý phá hoại, cho thấy nhiều điều về sự bất ổn của thời đại chúng ta. Một cuộc điều tra kỹ lưỡng đang được tiến hành. An ninh châu Âu không chỉ bị đe dọa bởi cuộc chiến Ukraine mà còn bởi chiến tranh phá hoại của thế lực xấu”.

Tuy nhiên, CNN dẫn lời nguồn tin quan chức Mỹ tiết lộ đánh giá sơ bộ chỉ ra sự cố có khả năng do mỏ neo tàu kéo lê qua. Vụ tai nạn tương tự từng xảy ra trước đây dù không có hai tuyến cáp nào gặp chuyện liên tiếp như vậy.

Điện Kremlin ngày 20.11 lên tiếng bác bỏ hoài nghi dành cho họ: “Thật vô lý khi cứ đổ lỗi cho Nga về bất cứ điều gì mà chẳng có căn cứ”.

Tàu khả nghi

Dữ liệu theo dõi hải trình Kpler cho thấy tàu Yi Peng 3 treo cờ Trung Quốc di chuyển qua khu vực đặt hai cáp vào khoảng thời gian xảy ra gián đoạn. BCS East-West xảy ra gián đoạn lúc 10 giờ sáng 18.11, sang 4 giờ sáng 19.11 đến lượt C-Lion 1. Yi Peng 3 đậu ở một cảng của Nga suốt nhiều ngày rồi mới rời đi.

Ngày 20.11, lực lượng vũ trang Đan Mạch thông báo họ đang có mặt tại khu vực nơi gần Yi Peng 3, nhưng không nói có truy đuổi tàu hay không.

Một quan chức Mỹ cùng một quan chức phương Tây đều xác định Yi Peng 3 liên quan đến sự cố. Tàu hiện neo đậu ngoài vùng biển quốc tế cách bờ biển Đan Mạch và Thụy Điển khoảng gần 50km.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố không nắm tình hình sự cố, nhưng khẳng định luôn yêu cầu các tàu treo cờ nước này tuân thủ nghiêm ngặt tất cả quy định liên quan lúc hoạt động.

Theo nhà phân tích Dimitris Ampatzidis (Kpler), Yi Peng 3 thuộc quyền sở hữu của Công ty TNHH Ningbo Yi Peng Shipping.

Mạng lưới cáp cùng đường ống ngầm đóng vai trò “huyết mạch” vận chuyển năng lượng và truyền tải thông tin của thế giới hiện đại. Tuy nhiên do nằm sâu dưới biển nên chúng ít được chú ý đến cho đến khi xảy ra thảm họa nghiêm trọng.

Tháng 10.2022, hạ tầng quan trọng này thu hút sự chú ý lớn khi hai đường ống khí đốt Nord Stream bị phá hoại bằng chất nổ. Đến nay vẫn chưa rõ ai đứng sau. NATO sau đó thông qua kế hoạch thành lập trung tâm hàng hải đảm bảo an toàn cho hạ tầng quan trọng dưới biển, chuyên trách giám sát một số khu vực trên Đại Tây Dương, biển Bắc, biển Baltic, Địa Trung Hải và biển Đen.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ và châu Âu bất đồng ý kiến về nguyên nhân làm hỏng 2 tuyến cáp ngầm biển Baltic