Lãnh đạo Myanmar, bà Aung San Suu Kyi hôm 2.11 đã bất ngờ thị sát hiện trường bạo lực chống lại tộc người Rohingya theo đạo Hồi ở bang Rakkine.

Myanmar: Bà Aung San Suu Kyi thăm tộc người Rohingya bị tấn công

Trần Trí | 03/11/2017, 14:18

Lãnh đạo Myanmar, bà Aung San Suu Kyi hôm 2.11 đã bất ngờ thị sát hiện trường bạo lực chống lại tộc người Rohingya theo đạo Hồi ở bang Rakkine.

Đây là lần đầu tiên bà Aung San Suu Kyi đến nơi hầu như không còn người Rohingya nào, do họ sợ quân đội tấn công, đã chạy qua Bangladesh tị nạn.

Chuyến thăm không báo trước của bà Aung San Suu Kyi có khoảng 20 quan chức quân đội, cảnh sát và chính phủ tháp tùng trên 2 trực thăng quân sự. Bà gặp và nói chuyện với một số ít người Rohingya còn ở lại, theo báo giới Myanmar đưa tin, ảnh.

Theo Reuters, khoảng 600.000 người Rohingya đã chạy qua Bangladesh trong 2 tháng. Họ kể đã bị lực lượng an ninh Myanmar cưỡng hiếp, đốt nhà và giết người.

Quân đội nước này đã mở cuộc tấn công ở phía bắc bang Rakhineđể trả đũa những cuộc tấn công có điều phối của lực lượng nổi dậy Đội quân cứu tế Arakan Rohingya (ARSA). Lực lượng này đã tấn công vào 30 đồn cảnh sát và 1 căn cứ quân đội ngày 25.8.

Liên Hiệp Quốc đã gọi cuộc chạy giặc của tộc Rohingya là “vụ tị nạn khẩn cấp tiến triển nhanh nhất thế giới”, và cáo buộc Myanmar (đa số dân theo đạo Phật) tiến hành ‘thanh trừng sắc tộc’ chống lại cộng đồng Rohingya thiểu số.

Myanmar phủ nhận cáo buộc. Chính phủ Myanmar qui trách nhiệm cho ARSA tấn công dân thường, đốt cháy rụi 200 ngôi làng của người Rohingya. ARSA phủ nhận.

Hiện cộng đồng quốc tế gây sức ép để Myanmar bảo đảm an ninh cho tộc người Rohingya và cho phép họ quay trở về nơi sinh sống. Bà Aung San Suu Kyi đã lập một ủy ban phụ trách việc đưa tộc người này từ Bangladesh về Myanmar.

Hôm 1.11, người phát ngôn Zaw Htay của chính phủ Myanmar cáo buộc chính phủ Bangladesh trì hoãn thực hiện việc giúp người Rohingya hồi hương.

Bà Aung San Suu Kyi từng được trao giải Nobel Hòa bình năm 1991 vì những hoạt động không mệt mỏi cho dân chủ tại Myanmar. Tuy nhiên, đã có sự kêu gọi thu hồi giải này, trách bà không làm gì để ngăn chặn thảm họa nhân đạo đối với tộc người Rohingya.

Nhiều nhà quan sát giải thích việc bà Aung San Suu Kyi không chỉ trích quân đội, nhằm tránh sự bất mãn của các tướng lĩnh vẫn còn nắm nhiều quyền lực như nắm hai Bộ Quốc phòng và Nội vụ.

Các nhà phân tích khác nói bà Aung San Suu Kyi có một quyết định chính trịlà không công khai ủng hộ một cộng đồng thiểu số. Nhưng bà không phát tín hiệu nào cho thấy các giả thiết này là đúng.

Bích Ngọc (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Myanmar: Bà Aung San Suu Kyi thăm tộc người Rohingya bị tấn công