Bộ Xây dựng cho hay thị trường bất động sản chuyển từ nguy cơ “bóng bóng” chuyển sang nguy cơ “suy thoái”. Ngoài ra, có hiện tượng các sàn giao dịch câu kết với nhau “ôm hàng”, “tạo sóng”, “thổi giá”, gây “sốt ảo” thị trường…

Năm 2022: BĐS từ nguy cơ “bong bóng” sang “suy thoái”, nhiều sàn giao dịch câu kết thổi giá

Hoài Lam | 24/12/2022, 11:33

Bộ Xây dựng cho hay thị trường bất động sản chuyển từ nguy cơ “bóng bóng” chuyển sang nguy cơ “suy thoái”. Ngoài ra, có hiện tượng các sàn giao dịch câu kết với nhau “ôm hàng”, “tạo sóng”, “thổi giá”, gây “sốt ảo” thị trường…

Thị trường thiếu nguồn cung, cơ cấu không phù hợp

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tình hình thị trường bất động sản năm 2022 đã có dấu hiệu hồi phục và phát triển với tổng lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền cao hơn so cùng kỳ năm 2021; tỷ lệ hấp thụ sản phẩm ở hầu hết các phân khúc ở mức cao; tỷ lệ trống văn phòng, mặt bằng thương mại cho thuê giảm dần.

Về cơ bản thị trường đã cân bằng trở lại giữa hoạt động đầu tư, kinh doanh với mua bán để sử dụng. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang đối diện tình trạng thiếu nguồn cung ở tất cả phân khúc sản phẩm và cơ cấu hàng hóa không phù hợp, thiếu trầm trọng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ, giá giao dịch tăng cao.

Cụ thể, nguồn cung bất động sản hạn chế tại tất cả các phân khúc: Số lượng dự án nhà ở thương mại hoàn thành trong quý 3/2022 khoảng 4.123 căn; lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ các dự án tổng hợp sơ bộ khoảng 50.000 giao dịch, tương đương cùng kỳ năm 2021; lượng giao dịch đất nền tổng hợp sơ bộ khoảng 200.000 giao dịch.

Số lượng nhà ở thương mại hoàn thành là 17 dự án với 4.123 căn, số lượng dự án bằng khoảng 71% so với quý 2/2022 và bằng khoảng 34% so với cùng kỳ năm 2021.

Số lượng nhà ở thương mại được cấp phép mới là 36 dự án với 24.324 căn, số lượng dự án bằng khoảng 124% so với quý 2/2022 và bằng khoảng 92,3% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó tại miền Bắc có 18 dự án với 12.650 căn, tại miền Trung có 1.338 dự án với 3.585 căn, tại miền Nam có 05 dự án với 8.134 căn.

Nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp hoàn thành trong 6 tháng là 13 dự án, với 6.000 căn; số lượng dự án đầu tư hạ tầng thực hiện phân lô, bán nền được chấp thuận mới, đang triển khai và hoàn thành trong quý 1/2022 là 232 dự án, với 62.913 ô đất 40…

Báo cáo cho thấy giá nhà ở riêng lẻ, đất nền, căn hộ chung cư vẫn giữ ở mức cao đã được thiết lập tại thời điểm cuối quý 2/2022 ảnh hưởng đến tính thanh khoản và lượng giao dịch của thị trường đặc biệt là thị trường thứ cấp.

Về tồn kho bất động sản, trong quý 3/2022, tổng lượng giao dịch là 51.003 giao dịch, nguồn cung bất động sản có 18.885 căn nhà ở đủ điều kiện đưa vào giao dịch. Qua đánh giá cho thấy trong quý không tạo ra lượng bất động sản tồn kho mới từ thị trường sơ cấp.

bds.jpg
Bộ Xây dựng cho hay thị trường bất động sản chuyển từ nguy cơ “bóng bóng” chuyển sang nguy cơ “suy thoái”

Nhìn chung, trong 9 tháng đầu năm 2022, số lượng nhà ở trong các dự án đưa ra giao dịch (nguồn cung) hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư, mua sử dụng của người dân vẫn cao.

Về tín dụng bất động sản, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến ngày 30.9.2022 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 796.689 tỉ đồng. 

Chuyển từ nguy cơ “bong bóng” sang “suy thoái”

Bộ Xây dựng cho hay thị trường bất động sản vẫn tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn, nhưng từ nguy cơ “bóng bóng” chuyển sang nguy cơ “suy thoái”.

Ngoài ra, thiếu nguồn cung ở các phân khúc, cơ cấu hàng hóa bất động sản chưa phù hợp với nhu cầu thị trường, thiếu trầm trọng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ.

“Có hiện tượng các sàn giao dịch bất động sản câu kết với nhau “ôm hàng”, “làm giá”, “tạo sóng”, “thổi giá”, gây “sốt ảo” ăn chênh lệch làm nhiễu loạn thị trường. Giá bất động sản tăng cao gây khó khăn cho những người mua có nhu cầu ở thực”, báo cáo nêu.

Năm 2023, Bộ Xây dựng cho biết sẽ thực hiện các nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp; triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và khu đô thị; tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, thúc đẩy triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.

Đồng thời phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội xác định nhu cầu và triển khai cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội.

Bộ Xây dựng cũng cho hay sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản, khắc phục lệch pha cung - cầu sản phẩm bất động sản, chú trọng khuyến khích phát triển sản phẩm bất động sản đáp ứng nhu cầu lớn của xã hội như: nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá phù hợp; hoàn thiện, duy trì thường xuyên hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản…

Bài liên quan
Cuối năm, dòng tiền đổ về thị trường bất động sản vùng Đông Bắc Hà Nội
Sự xuất hiện của khu đô thị mới được quy hoạch bài bản, hội tụ nhiều chủ đầu tư uy tín tại khu vực Đông Bắc Hà Nội nhanh chóng tạo ra hấp lực mới, xoay hướng dòng tiền đổ vào thị trường địa ốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
14 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2022: BĐS từ nguy cơ “bong bóng” sang “suy thoái”, nhiều sàn giao dịch câu kết thổi giá