Nhằm đưa những nghiên cứu về nấm vào thực tiễn sản xuất, cung cấp thông tin mới, kiến thức, kết quả nghiên cứu khoa học từ các viện, trường và cơ quan nghiên cứu đóng trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh khu vực phía Nam; Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM sẽ tổ chức Hội nghị “Nấm học: Nghiên cứu và ứng dụng tại khu vực phía Nam” vào ngày 23.11.2014 tới đây.
Các nấm ăn được trong nhóm nấm lớn (hay còn gọi là nấm quả thể) được sử dụng rộng rãi làm thực phẩm, thậm chí làm dược phẩm. Chúng được sử dụng trong nhiều món ăn vì là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, độ đạm cao, nhiều vitamin nhóm B và C.
Với nguồn nguyên liệu trồng nấm phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, và điều kiện khí hậu phù hợp, Việt Nam thực sự là nơi có tiềm năng lớn trong nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu.
Nấm ăn và nấm dược liệu đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia được ưu tiên đầu tư và phát triển từ ngày 16.4.2012. Trong thời gian qua, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh nấm có hiệu quả từ quy mô hộ gia đình tới trang trại, tổ hợp tác,..
Nhưng ứng dụng của nấm tại Việt Nam đã được khai thác đã thực xứng với tiềm năng nấm ở Việt Nam hay chưa? So với các nước sản xuất nấm trong khu vực và thế giới thì sản xuất nấm ở nước ta còn gặp nhiều hạn chế trong công nghệ, năng suất, chất lượng và sự đa dạng sản phẩm.
Làm sao để có được sự đầu tư đúng mức để nấm Việt Nam đi lên đạt sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu trong nước và cạnh tranh với thị trường ngoài nước?
Nhằm đưa những nghiên cứu về nấm vào thực tiễn sản xuất, cung cấp thông tin mới, kiến thức, kết quả nghiên cứu khoa học từ các viện, trường và cơ quan nghiên cứu đóng trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh khu vực phía Nam; Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM tổ chức Hội nghị “Nấm học: Nghiên cứu và ứng dụng tại khu vực phía Nam” vào ngày 23.11.2014.