Máy bay chở khách siêu thanh từng được coi là tương lai của ngành hàng không. Thế nhưng vì nhiều lý do, tương lai của máy bay siêu thanh vẫn còn bỏ ngỏ.

NASA chế máy bay rút hành trình từ London tới New York chỉ còn 4 giờ

27/07/2017, 09:12

Máy bay chở khách siêu thanh từng được coi là tương lai của ngành hàng không. Thế nhưng vì nhiều lý do, tương lai của máy bay siêu thanh vẫn còn bỏ ngỏ.

Hình ảnh đồ họa máy bay siêu thanh của NASA

Kể từ khi máy bay siêu thanh chở khách đầu tiên và duy nhất từng hoạt động Concorde "nghỉ hưu" hồi năm 2003 đến nay, khái niệm hàng không siêu thanh dường như đã bị lãng quên và gần như không có tia hy vọng nào quay trở lại.

Một phần của nguyên nhân là do máy bay chở khách siêu thanh gây quá nhiều ô nhiễm tiếng ồn so với các "đồng nghiệp" thông thường. Khi máy bay vượt qua tốc độ âm thanh, nó tạo ra hiệu ứng "bùng nổ âm thanh", mà nếu điều này xảy ra gần mặt đất thì nhiều cửa sổ sẽ vỡ tan.

Ngoài chuyện đó, trên thực tế chuyến bay chở khách siêu thanh bị hạn chế rất nhiều bởi chính sách quản lý vùng trời của các quốc gia. Suốt thời gian tồn tại là 27 năm, những chiếc Concorde được bay một đường bay đặc biệt do Mỹ cấp với điểm đến là Washington DC và New York.

Tuy nhiên, những báo cáo mới đây cho thấy Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đang tiến hành các bước chuẩn bị nghiên cứu để cho ra đời một thế hệ máy bay thương mại siêu thanh mới.

Theo Bloomberg, NASA sẽ bắt đầu nghiên cứu nguyên mẫu máy bay siêu thanh vào tháng tới và có khả năng họ sẽ cùng với các nhà sản xuất xuất như Lockheed Martin, Boeing và General Dynamics đưa lý thuyết vào thực tiễn.

Trọng tâm của kế hoạch này là thiết kế một chiếc máy bay có kiểu dáng đẹp, hình dáng tinh vi và ít tác động đến môi trường xung quanh. Theo lý thuyết, điều này có nghĩa là máy bay siêu thanh do NASA chế tạo sẽ bớt ồn ào hơn so với những máy bay siêu thanh từng được chế tạo.

NASA đã lặng lẽ kiểm tra mô hình của mình trong đường hầm gió từ hồi tháng 6. Theo những thông tin ban đầu, nếu được đưa vào thực tế, thời gian bay giữa London và New York từ 6 giờ hiện nay sẽ chỉ còn khoảng 4 giờ mà thôi.

Việc cắt giảm thời gian bay cùng với độ ồn thấp có thể sẽ giúp máy bay của NASA được chính quyền Mỹ cho phép hoạt động và họ sẽ tự loại bỏ các quy định nghiêm ngặt về hàng không siêu thanh của mình.

"Điều đó đang được thực hiện, trong thời gian tới chúng tôi sẽ giúp cho các nhà sản xuất có thể tạo ra các sản phẩm cạnh tranh trong tương lai", Peter Coen giám đốc dự án nghiên cứu máy bay siêu thanh thương mại của NASA nói.

Dù có nhiều tín hiệu tốt, nhưng những thông số về chiếc máy bay này cũng chưa hề được cung cấp. Chỉ biết rằng, NASA cho hay họ sẽ cố gắng giảm tiếng ồn xuống chỉ còn từ 60 - 65 dBA thay vì 90 dBa của Concorde. NASA cũng dự định sẽ chi 390 triệu USD để chế tạo nguyên mẫu trong năm tới và đã liên hệ với Lockheed Martin để hợp tác.

Peter Iosifidis, một nhà thiết kế tại Lockheed Martin, nói rằng con số độ ồn từ 60 - 65 dBA là chấp nhận được.

"Giờ thì chúng ta đã có thể xuống mức đó, theo tôi thì công chúng có thể chấp nhận được mức tiếng ồn này", ông Iosifidis nói.

Ái Vi

Bài liên quan
Thị trường chủ lực Mỹ có phải là 'điểm sáng' cho con tôm Việt Nam?
Liệu thị trường chủ lực như Mỹ có phải là điểm sáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm không khi mặt hàng này dù có cơ hội so với đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn còn khó về giá cả, giữ thị phần, các rào cản thương mại, biến động thị trường...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
NASA chế máy bay rút hành trình từ London tới New York chỉ còn 4 giờ