Sự kiện dồn dập diễn ra trong những ngày cuối cùng trước khi cuộc trưng cầu dân ý ở Anh quyết định có tiến hành Brexit hay không, đang khiến cho người dân châu Âu nhớ lại những điều tương tự cách đây 25 năm, khi Liên Xô sụp đổ.

Nếu EU sụp đổ, hệ lụy sẽ như Liên Xô tan rã

21/06/2016, 07:34

Sự kiện dồn dập diễn ra trong những ngày cuối cùng trước khi cuộc trưng cầu dân ý ở Anh quyết định có tiến hành Brexit hay không, đang khiến cho người dân châu Âu nhớ lại những điều tương tự cách đây 25 năm, khi Liên Xô sụp đổ.

Ảnh minh họa từ Internet

Chỉ còn ít ngày nữa là diễn ra sự kiện có thể mang tính bước ngoặt với nền kinh tế châu Âu nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung trong thế kỷ 21: Brexit - sự kiện quyết định liệu nước Anh có rời khỏi liên minh châu Âu (EU) hay không.

Sở dĩ như thế vì đây không chỉ đơn thuần là sự chia tách thông thường về mặt kinh tế giữa đảo quốc Anh và châu Âu lục địa, mà còn có thể là cả sự đứt gãy, tan rã của toàn bộ nền kinh tế và chính trị châu Âu, được hình thành cùng với EU. Kịch bản tồi tệ nhất được nhắc đến là: Brexit diễn ra và liên minh châu Âu sẽ sụp đổ, đồng nghĩa với việc một trong số những nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rơi vào cảnh chia rẽ, hỗn loạn và có thể chìm vào khủng hoảng.

Tỉ phú George Soros đã dự đoán EU sẽ tan rã nếu Brexit diễn ra. Vậy còn các nhà lãnh đạo hàng đầu EU, họ nói sao?

Việc EU đang đứng trước nguy cơ tan rã trước cuộc trung cầu dân ý ở Anh có rất nhiều điểm tương đồng với sự tan rã của Liên Xô cách đây 2 thập kỷ rưỡi: đó sẽ là một sự sụp đổ và tan rã ở quy mô lớn nhất của thực thể chính trị và kinh tế hàng đầu trên thế giới. Cách đây 2 thập kỷ rưỡi, Liên Xô từ một siêu cường bị tan vỡ thành nhiều mảnh là nhiều quốc gia với hệ thống chính trị, nền kinh tế riên và đến giờ vẫn chưa thể hồi phục. Điều tương tự cũng đang đe dọa xảy ra đối với liên minh châu Âu, khi nó có thể tan vỡ thành nhiều quốc gia với các nền kinh tế độc lập, xóa sổ một thị trường chung, một nền kinh tế chung và một liên minh về mặt chính trị giữa các nước châu Âu lục địa.

Kịch bản này trên thực tế đã được tỷ phú đầu cơ nổi tiếng George Soros đưa ra tại diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ vào cuối tháng 1.2016. Theo Soros, liên minh châu Âu sẽ phải đối mặt cùng lúc với 2 vấn đề là khủng hoảng nợ công Hy Lạp và khủng hoảng người di cư từ Trung Đông, vì thế sẽ khó lòng giải quyết được cuộc khủng hoảng thứ ba mang tên Brexit. Nếu nước Anh rời khỏi EU, những vấn đề lớn về chính trị và nhất là kinh tế sẽ nổ ra và đi quá những giới hạn chịu đựng của một số nước thành viên EU, dẫn đến việc các nước này theo chân Anh rời khỏi liên minh.

Dù không công khai phản đối dự đoán của George Soros, nhưng dường như hầu hết các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của EU đều ngầm thừa nhận nguy cơ đó là có thể xảy ra.

Tỷ lệ các chính khách lớn nhất EU ở lục địa lên tiếng cảnh báo nước Anh về những hậu quả có thể xảy ra với liên minh châu Âu nếu Brexit xảy ra chiếm tỷ lệ áp đảo. Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk tuyên bố nếu Brexit diễn ra, bên cạnh các tác động rất xấu về kinh tế, những hệ lụy về chính trị và địa chính trị đến nay vẫn chưa thể lường hết. Nói cách khác, bản thân hội đồng châu Âu cũng không thể cam kết chắc chắn có thể duy trì sự tồn tại ổn định của EU sau sự ra đi của Anh hay không.

Sau Donald Tusk, ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstrom tuyên bố “việc Anh rời khỏi EU sẽ làm tổn hại nghiêm trọng liên minh bao gồm 28 quốc gia này”. Theo bà Wallstrom, dù cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý để quyết định Brexit ở Anh có kết quả ra sao đi nữa thì kết quả cũng sẽ rất tồi tệ. Nếu Anh lựa chọn rời EU, có thể dẫn tới hiệu ứng Domino trong đó các quốc gia thành viên bất mãn khác đòi ra đi, còn nếu Anh ở lại nó có thể dẫn đến làn sóng các quốc gia khác cũng yêu cầu được đối xử đặc biệt, đồng nghĩa với tăng đòi hỏi và nhượng bộ từ phía ủy ban châu Âu.

Quốc gia đầu tiên có thể là đối tượng gây rối sau cuộc trưng cầu dân ý ở Anh bất kể kết quả có ra sao đi nữa, được nhận định là Ba Lan, cùng với đó là các quốc gia thành viên EU ở Đông Âu. Theo ngoại trưởng Luxembourg là Jean Asselborn, việc Anh bỏ phiếu trưng cầu dân ý sẽ tác động rất mạnh tới các nước thành viên EU ở Đông Âu, vốn là những nước có nền kinh tế kém phát triển hơn và bất mãn hơn, có xu hướng đòi yêu sách và nhượng bộ từ phía Brussel. Ông Asselborn tuyên bố “không thể loại trừ khả năng Brexit nếu xảy ra có thể dẫn đến một hiệu ứng Domino ở Đông Âu”.

Ngoại trưởng của Luxembourg nói đôi khi ông có cảm giác rằng đã có một thỏa thuận ngầm giữa thủ tướng Anh David Cameron và chủ tịch đảng Pháp luật và công lý (PIS) đang cầm quyền ở Ba Lan là Jaroslaw Kaczynski, về việc hợp tác gây sức ép lên liên minh châu Âu ở Brussel. Sự lo ngại của ngoại trưởng Luxembourg là có cơ sở, khi mà Ba Lan là nền kinh tế lớn nhất của EU về phía Đông, nhưng lại đang có mâu thuẫn lớn giữa chính phủ Ba Lan với ủy ban châu Âu sau khi đảng PIS lên nắm quyền ở Ba Lan, bao gồm: quyền tự do ngôn luận và dân chủ, cũng như các vấn đề về năng lượng và môi trường. Nếu Ba Lan theo chân Anh rời khỏi EU, nó có thể dẫn đến kịch bản một loạt các quốc gia thành viên EU khác ở Đông Âu cũng chọn cách ra đi.

Kết luận lại vấn đề, ông Jean Asselborn cho rằng mọi nguồn cơn của những rắc rối hiện nay là do sự bất cẩn và vô trách nhiệm của thủ tướng Anh David Cameron. Lý do là ông Cameron đã hứa hẹn rằng nếu ông được bầu trở lại làm thủ tướng Anh, chắc chắn sẽ có buổi bỏ phiếu quyết định Brexit diễn ra.

Đây được xem như một biện pháp lấy lòng và tranh thủ sự ủng hộ của những cử tri bảo thủ ở Anh của ông Cameron trong cuộc đua quyền lực và danh vọng của cá nhân ông, nhưng nó lại đang trở thành một sự kiện có thể tàn phá và sụp đổ toàn bộ liên minh châu Âu, khiến tất cả các nhà lãnh đạo EU cùng rất nhiều các quốc gia trên thế giới phải lo lắng đến phát ốm. Ngoại trưởng Luxembourg Jean Asselborn kết luận: “Đó là một sai lầm lịch sử của ông Cameron”.

Nhàn Đàm (theo Reuters/CafeF, Bnews)

Bài liên quan
Bán nhà giá 1 euro cho người Mỹ thất vọng với kết quả bầu cử
Một ngôi làng trên đảo Sardinia của Ý đã nhìn ra cơ hội tiềm năng khi chính trị gia Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nếu EU sụp đổ, hệ lụy sẽ như Liên Xô tan rã