Phòng áp lực âm có tác dụng dùng để cách ly những bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng nếu không được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn, có thể gây phát tán virus.

Nếu không đạt chuẩn, phòng áp lực âm sẽ là 'cỗ máy' phát tán virus

01/04/2020, 05:17

Phòng áp lực âm có tác dụng dùng để cách ly những bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng nếu không được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn, có thể gây phát tán virus.

Thiết kế Phòng áp lực âm đúng chuẩn (Nguồn: Sở y tế TP.HCM)

PGS-TS Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Nhiễm khuẩn TP.HCM, cho biết cần phải hiểu rõ tác dụng của phòng áp lực âm là nhằm hạn chế sự lây nhiễm virus ra môi trường xung quanh. Phòng áp lực âm đã được ứng dụng tại các bệnh viện từ rất lâu, thông thường, tại các khoa truyền nhiễm thường có phòng áp lực âm để cách ly những bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm qua không khí như lao, sởi hay thủy đậu.

Bởi vậy khi được hỏi phòng áp lực âm có tác dụng trong điều trị bệnh nhân Covid-19, bà Thư khẳng định: “Phòng áp lực âm không phải để điều trị bệnh”.

Theo thông tin trên trang cá nhân của PGS-TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cấu tạo phòng áp lực âm gồm hai phòng: phòng đệm và phòng điều trị. Phòng áp lực âm là một phương pháp cách ly được sử dụng trong các bệnh viện để ngăn chặn sự lây nhiễm chéo giữa các phòng bệnh với nhau.

Nguyên tắc hoạt động của phòng cách ly là sử dụng một hệ thống thông gió có chức năng tạo áp suất âm để không khí chỉ có thể đi vào phòng chứ không thể đi ra. Không khí đi ra được kiểm soát chủ động và khi đi ra, sẽ phải qua một hệ thống xử lý bằng các bộ lọc để loại trừ mầm bệnh. Virus sẽ được giữ lại trên các màng lọc này, cho đến khi chúng tự chết hoặc bị giết chết khi bộ lọc của HEPA được các nhân viên kỹ thuật bệnh viện khử trùng và thay mới.

Bà Thư lo ngại, nếu các phòng áp lực âm không được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn, lượng không khí được hút ra chủ động nếu không được khử khuẩn và kiểm soát thận trọng, có thể góp phần phát tán virus ra môi trường xung quanh, gây “tác dụng ngược”.

Ngoài ra, khi y tá, bác sĩ làm các thủ thuật như tạo khí rung cho bệnh nhân Covid 19 vẫn có những vi rút SARS-CoV-2 phát tán trong không khí. Vì vậy, các nhân viên y tế phải trang bị các phương tiện phòng hộ như mặc áo bảo hộ, đeo khẩu trang N95, đeo kính… để hạn chế bị lây nhiễm.

Vừa qua, một số tổ chức, cá nhân như ca sĩ Hà Anh Tuấn, Chi Pu đã tài trợ phòng áp lực âm cho một số cơ sở y tế tại Hà Nội, TP.HCM… PGS-TS Lê Thanh Thư ngoài việc đánh giá cao sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân chung tay với nhà nước trong công tác phòng chống Covid-19, cũng lưu ý thời điểm hiện nay, có nhiều thứ thiết yếu và cần ưu tiên hơn. Chẳng hạn, các cơ sở y tế/bệnh viện cần các trang thiết bị cho bệnh nhân thở máy, các phương tiện cần thiết trong phòng hồi sức tích cực, các trang thiết bị phòng hộ cho nhân viên y tế… hơn so với buồng áp lực âm.

Ngoài ra, theo bà Thư, ngoại trừ buồng áp lực âm di động, có thể xây dựng trong mấy ngày, còn việc xây dựng phòng áp lực âm trên các phòng sẵn có của bệnh viện tốn nhiều tiền và mất nhiều thời gian. Trong khi, nếu lượng bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 nhiều, cũng không thể đáp ứng đủ.

Hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được những phòng áp lực âm đạt đúng theo quy chuẩn quốc tế nhưng cũng có một số công ty chưa hiểu rõ về thiết kế, tiêu chuẩn của phòng áp lực âm nên sản xuất chưa đúng chuẩn. Bà Thư lưu ý, khi bệnh viện đặt hàng sản xuất phòng áp lực âm, bệnh viện cần phải đưa ra tiêu chuẩn về phòng áp lực âm cho nhà sản xuất, cũng như những tiêu chuẩn nghiệm thu. Sản phẩm sau khi sản xuất nếu đạt được tiêu chuẩn đó mới nghiệm thu nhằm đảm bảo an toàn và sử dụng hiệu quả.

Sở Y tế TP.HCM xây dựng 34 tiêu chí buồng áp lực âm trong cách ly

Buồng áp lực âm đòi hỏi nhiều tiêu chí kỹ thuật nghiêm ngặt, nếu không có thể gây tác dụng không mong muốn. Chính vì yêu cầu cao về yếu tố kỹ thuật, trong khi chờ Bộ Y tế ban hành các hướng dẫn chi tiết về buồng áp lực âm, Hội đồng Khoa học công nghệ Sở Y tế TP.HCM mở rộng (bao gồm các chuyên gia đầu ngành về kiểm soát nhiễm khuẩn, về xây dựng và trang thiết bị y tế, các chuyên gia về phòng chống dịch bệnh…) xây dựng tiêu chí kỹ thuật đối với buồng áp lực âm sử dụng trong hoạt động khám, chữa bệnh.

Sở y tế TP.HCM yêu cầu Ban Giám đốc các bệnh viện phải mời Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 3 đến nghiệm thu buồng áp lực âm trước khi đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Dưới đây là 34 tiêu chí buồng áp lực âm trong cách ly người mắc bệnh lây truyền qua đường không khí (Airborne Isolation Room):

Người Đô Thị

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nếu không đạt chuẩn, phòng áp lực âm sẽ là 'cỗ máy' phát tán virus